Phật Thuyết Kinh Tương ưng Bộ - Tập Hai - Thiên Nhân Duyên - Chương Một - Tương ưng Nhân Duyên - Phẩm Kalara Vị Sát đế Lỵ - Phần Ba - Những Căn Bản Của Trí 1

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TƯƠNG ƯNG BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

TẬP HAI

THIÊN NHÂN DUYÊN  

CHƯƠNG MỘT

TƯƠNG ƯNG NHÂN DUYÊN  

PHẨM KALÀRA VỊ SÁT ĐẾ LỴ  

PHẦN BA

NHỮNG CĂN BẢN CỦA TRÍ 1  

Ở Sàvatthi!

Này các Tỳ Kheo. ta sẽ thuyết về bốn mươi bốn căn bản của trí cho các ông. Hãy nghe và khéo suy nghiệm, ta sẽ nói.

Thưa vâng, bạch Thế Tôn! Các Tỳ Kheo ấy vâng đáp Thế Tôn!

Thế Tôn nói như sau:

Và này các Tỳ Kheo, thế nào là bốn mươi bốn căn bản của trí?

Già chết trí, già chết tập trí, già chết diệt trí, trí về con đường đưa đến già chết diệt.

Sanh trí, sanh tập trí, sanh diệt trí, trí về con đường đưa đến sanh diệt.

Hữu trí, hữu tập trí, hữu diệt trí, trí về con đường đưa đến hữu diệt.

Thủ trí, thủ tập trí, thủ diệt trí, trí về con đường đưa đến thủ diệt.

Ái trí, ái tập trí, ái diệt trí, trí về con đường đưa đến ái diệt.

Thọ trí, thọ tập trí, thọ diệt trí, trí về con đường đưa đến thọ diệt.

Xúc trí.

Sáu xứ trí.

Danh sắc trí.

Thức trí.

Hành trí, hành tập trí, hành diệt trí, trí về con đường đưa đến hành diệt.

Này các Tỳ Kheo, đây gọi là bốn mươi bốn căn bản của trí.

Này các Tỳ Kheo, thế nào là già chết?

Cái gì thuộc về chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay bộ loại chúng sanh khác, bị già yếu, suy nhược, răng rụng, tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ đồi bại, các căn chín muồi. Đây gọi là già.

Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, bị một diệt, hủy hoại, tiêu mất, tử vong, các uẩn tàn lụn, thân thể hoại diệt, vất bỏ. Đây gọi là chết. Như vậy là già, đây là chết.

Này các Tỳ Kheo, đây gọi là già chết. Do sanh tập khởi nên già chết tập khởi. Do sanh diệt nên già chết diệt. Ðây là Thánh đạo tám ngành đưa đến già chết diệt. Tức là chánh tri kiến, chánh định.

Này các Tỳ Kheo, vị Thánh đệ tử biết già chết như vậy, biết già chết tập khởi như vậy, biết già chết diệt như vậy, biết con đường đưa đến già chết diệt như vậy. Ðây là pháp trí của vị ấy.

Vị ấy với pháp này được thấy, được biết, được quả tức thời, được đạt đến, được thể nhập pariyogathena hướng dẫn thái độ nayam của mình đối với quá khứ và tương lai.

Những Sa Môn hay Bà La Môn nào trong quá khứ đã hiểu rõ già chết, đã hiểu rõ già chết tập khởi, đã hiểu rõ già chết diệt, đã hiểu rõ con đường đưa đến già chết diệt, tất cả những vị ấy đều hiểu biết như vậy, như vậy. Như hiện nay ta vậy.

Những Sa Môn hay Bà La Môn nào trong tương lai sẽ hiểu rõ abhijanissanti già chết, sẽ hiểu rõ già chết tập khởi, sẽ hiểu rõ già chết diệt, sẽ hiểu rõ con đường đưa đến già chết diệt, tất cả những vị ấy sẽ hiểu biết như vậy, như vậy. Như hiện nay ta vậy. Ðây tức là tùy trí anvaye nànam của vị ấy.

Này các Tỳ Kheo, vì rằng vị Thánh đệ tử được thanh tịnh và thuần tịnh hai loại trí, pháp trí và tùy trí.

Này các Tỳ Kheo, vị ấy được gọi là Thánh đệ tử đạt tri kiến, dithisampanno đạt kiến, đã đi đến diệu pháp này, đã thấy diệu pháp này, đã đầy đủ hữu học trí, đã đầy đủ hữu học minh, đã nhập được pháp lưu, là bậc Thánh Minh đạt tuệ nibbedhi kapanno, đã đứng gõ vào cửa bất tử.

Và này các Tỳ Kheo, thế nào là sanh?

Và này các Tỳ Kheo, thế nào là hữu?

Và này các Tỳ Kheo, thế nào là thủ?

Và này các Tỳ Kheo, thế nào là ái?

Và này các Tỳ Kheo, thế nào là thọ?

Và này các Tỳ Kheo, thế nào là xúc?

Và này các Tỳ Kheo, thế nào là sáu xứ?

Và này các Tỳ Kheo, thế nào là danh sắc?

Và này các Tỳ Kheo, thế nào là thức?

Và này các Tỳ Kheo, thế nào là hành?

Có ba hành này, này các Tỳ Kheo, thân hành, khẩu hành, ý hành. Này các Tỳ Kheo, đây gọi là hành. Do vô minh tập khởi, hành tập khởi. Do vô minh diệt, hành diệt. Ðây là Thánh đạo tám ngành, con đường đưa đến hành diệt. Tức là chánh tri kiến, chánh định.

Vì rằng này các Tỳ Kheo, vị Thánh đệ tử biết hành như vậy, biết hành tập khởi như vậy, biết hành diệt như vậy, biết con đường đưa đến hành diệt như vậy.

Ðây là pháp trí của vị ấy, vị ấy với pháp này được thấy, được biết, được quả tức thời, được đạt đến, được thể nhập, hướng dẫn thái độ nayam của mình đối với quá khứ, tương lai.

Những Sa Môn hay Bà La Môn nào trong quá khứ đã hiểu rõ các hành, đã hiểu rõ hành tập khởi, đã hiểu rõ hành diệt, đã hiểu rõ con đường đưa đến hành diệt. Tất cả những vị ấy đều hiểu biết như vậy, như vậy. Như hiện nay ta vậy.

Những Sa Môn hay Bà La Môn nào trong tương lai sẽ hiểu rõ các hành, sẽ hiểu rõ hành tập khởi, sẽ hiểu rõ hành diệt, sẽ hiểu rõ con đường đưa đến hành diệt, tất cả những vị ấy sẽ hiểu biết như vậy. Như vậy, như hiện nay ta vậy. Ðây tức là tùy trí của vị ấy.

Này các Tỳ Kheo, vì rằng vị Thánh đệ tử được thanh tịnh, thuần tịnh hai loại trí, pháp trí và tùy trí. Này các Tỳ Kheo, vị ấy được gọi là vị Thánh đệ tử đạt tri kiến, đạt kiến, đã đi đến diệu pháp này, thấy diệu pháp này, đầy đủ hữu học trí, đã đầy đủ hữu học minh, đã nhập được pháp lưu, là bậc Thánh Minh đạt tuệ, đã đứng gõ vào cửa bất tử.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần