Phật Thuyết Kinh Tương ưng Bộ - Tập Năm - Thiên đại Phẩm - Chương Hai - Tương ưng Giác Chi - Phẩm Tống Nhiếp Giác Chi - Phần Sáu - Abhaya Vô úy
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT
KINH TƯƠNG ƯNG BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
TẬP NĂM
THIÊN ĐẠI PHẨM
CHƯƠNG HAI
TƯƠNG ƯNG GIÁC CHI
PHẨM TỔNG NHIẾP GIÁC CHI
Tất cả nhân duyên ở Sàvatthi
PHẦN SÁU
ABHAYA VÔ ÚY
Như vậy tôi nghe!
Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha Vương Xá, tại núi Linh Thứu. Rồi Hoàng Tử Abhaya đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
Ngồi một bên, Hoàng Tử Abhaya bạch Thế Tôn:
Bạch Thế Tôn, Puurana Kassapa nói như sau:
Không có nhân, không có duyên để không biết, không thấy.
Không biết, không thấy không có nhân, không có duyên.
Không có nhân, không có duyên để biết, để thấy.
Biết và thấy không có nhân, không có duyên.
Ở đây, Thế Tôn đã nói như thế nào?
Này Hoàng Tử có nhân, có duyên để không biết, để không thấy.
Không biết, không thấy có nhân, có duyên.
Này Hoàng Tử, có nhân, có duyên để biết, để thấy.
Biết và thấy có nhân, có duyên.
Do nhân nào, do duyên nào, bạch Thế Tôn, để không biết, để không thấy?
Như thế nào không biết, không thấy có nhân, có duyên?
Này Hoàng Tử, khi nào trú với tâm bị dục tham xâm chiếm, bị dục tham chi phối và như thật không biết, không thấy sự xuất ly khỏi dục và tham đã sanh. Đây là nhân, đây là duyên, này Hoàng Tử, để không biết, để không thấy. Như vậy, không biết, không thấy có nhân, có duyên.
Lại nữa, này Hoàng Tử, khi nào trú với tâm bị sân xâm chiếm, bị sân chi phối.
Lại nữa, này Hoàng Tử, khi nào trú với tâm bị hôn trầm thụy miên xâm chiếm, bị hôn trầm thụy miên chi phối.
Lại nữa, này Hoàng Tử, khi nào trú với tâm bị trạo hối xâm chiếm, bị trạo hối chi phối.
Lại nữa, này Hoàng Tử, khi nào trú với tâm bị nghi hoặc xâm chiếm, bị nghi hoặc chi phối, và thật sự không biết, không thấy sự xuất ly khỏi nghi hoặc đã sanh. Đây là nhân, đây là duyên, này Hoàng Tử, để không biết, không thấy. Như vậy, không biết, không thấy có nhân, có duyên.
Bạch Thế Tôn, pháp môn này được gọi là gì?
Này Hoàng Tử, được gọi là các triền cái.
Thật vậy, chúng là triền cái, bạch Thế Tôn!
Thật vậy, chúng là triền cái, bạch Thiện Thệ!
Chỉ bị chinh phục bởi một triền cái mà thôi, bạch Thế Tôn, cũng không có thể biết như thật, thấy như thật, còn nói gì bị cả năm triền cái chinh phục.
Nhưng, bạch Thế Tôn, do nhân nào, do duyên nào để biết, để thấy?
Như thế nào biết và thấy có nhân, có duyên?
Ở đây, này Hoàng Tử, Tỳ Kheo tu tập niệm giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Vị ấy nhờ tâm được tu tập niệm giác chi nên như thật biết và thấy.
Ðây là nhân, đây là duyên, này Hoàng Tử, để biết, để thấy. Như vậy, biết và thấy có nhân, có duyên.
Lại nữa, này Hoàng Tử, Tỳ Kheo.
Lại nữa, này Hoàng Tử, Tỳ Kheo tu tập xả giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Vị ấy nhờ tâm được tu tập xả giác chi nên như thật biết và thấy. Ðây là nhân, đây là duyên để biết, để thấy. Như vậy, thấy và biết có nhân, có duyên.
Bạch Thế Tôn, pháp môn này được gọi là gì?
Này Hoàng Tử, được gọi là các giác chi.
Thật vậy, chúng là giác chi, bạch Thế Tôn!
Thật vậy, chúng là giác chi, bạch Thiện Thệ!
Bạch Thế Tôn, chỉ được đầy đủ với một giác chi mà thôi đã có thể như thật thấy và biết, còn nói gì đầy đủ cả bảy giác chi.
Bạch Thế Tôn, sự mệt nhọc về thân và mệt nhọc về tâm khi con leo lên núi Linh Thứu đã đươc khinh an, nhẹ nhàng và pháp đã được con hoàn toàn chứng đắc.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Bách Dụ - Kinh Thứ Bảy Mươi Sáu - Kinh điền Phu Nhớ Vương Nữ
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Bảy Trăm Bảy Mươi Hai - Kinh Bảy Trăm Bảy Mươi Bốn
Phật Thuyết Kinh Xuất Diệu - Phẩm Ba Mươi Ba - Phẩm Phạm Chí - Tập Hai
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Niệm Tử Tướng
Phật Thuyết Kinh Bách Dụ - Kinh Thứ Năm Mươi Sáu - Kinh đòi Cái Vô Vật