Phật Thuyết Kinh Tương ưng Bộ - Tập Năm - Thiên đại Phẩm - Chương Mười Một - Tương ưng Dự Lưu - Phẩm Saranani - Phần Sáu - ác Giới, Hay Anàhapindika
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT
KINH TƯƠNG ƯNG BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
TẬP NĂM
THIÊN ĐẠI PHẨM
CHƯƠNG MƯỜI MỘT
TƯƠNG ƯNG DỰ LƯU
PHẨM SARANÀNI
PHẦN SÁU
ÁC GIỚI, HAY ANÀHAPINDIKA
Nhân duyên ở Sàvatthi!
Lúc bấy giờ, gia chủ Anàthapindika đang bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh.
Rồi gia chủ Anàthapindika bảo một người: Hãy đến, này bạn. Hãy đi đến Tôn Giả Sàriputta.
Sau khi đến nhân danh ta, cúi đầu đảnh lễ chân Tôn Giả Sàriputta và thưa: Gia chủ Anàthapindika, thưa Tôn Giả, bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh, cúi đầu đảnh lễ chân Tôn Giả Sàriputta.
Và thưa: Lành thay, thưa Tôn Giả, nếu Tôn Giả Sàriputta đi đến trú xứ của gia chủ Anàthapindika vì lòng từ mẫn!
Thưa vâng, Gia chủ. Người ấy, vâng đáp gia chủ Anàthapindika, đi đến Tôn Giả Sàriputta. Sau khi đến, đảnh lễ Tôn Giả Sàriputta rồi ngồi xuống một bên.
Ngồi một bên, người ấy thưa với Tôn Giả Sàriputta: Gia chủ Anàthapindika, thưa Tôn Giả, bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh, xin cúi đầu đảnh lễ chân Tôn Giả Sàriputta, gia chủ thưa: Lành thay, thưa Tôn Giả, nếu Tôn Giả Sàriputta đi đến trú xứ của gia chủ Anàthapindika vì lòng từ mẫn!
Tôn Giả Sàriputta im lặng nhận lời.
Rồi Tôn Giả Sàriputta, vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát với Tôn Giả Ananda là Sa Môn tùy tùng, đi đến trú xứ của gia chủ Anàthapindika. Sau khi đến, ngồi xuống chỗ đã soạn sẵn.
Ngồi xuống, Tôn Giả Sàriputta nói với gia chủ Anàthapindika: Này gia chủ, gia chủ có kham nhẫn nổi không?
Gia chủ có chịu đựng nổi không?
Có phải khổ thọ giảm thiểu, không có tăng trưởng?
Có phải có dấu hiệu giảm thiểu, không có tăng trưởng?
Thưa Tôn Giả, con không thể kham nhẫn. Con không thể chịu đựng.
Kịch liệt là khổ thọ nơi con. Chúng Tăng trưởng, không có giảm thiểu.
Có dấu hiệu Chúng Tăng trưởng, không giảm thiểu.
Vì rằng kẻ vô văn phàm phu, này Gia chủ, thành tựu lòng bất tín đối với Phật, nên sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào ác sanh, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Nhưng gia chủ không có lòng bất tín đối với Phật.
Trái lại, gia chủ thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Phật: Ðây là bậc Ứng Cúng, Phật, Thế Tôn. Nếu gia chủ tự thấy lòng tịnh tín bất động của gia chủ đối với Đức Phật, thời lập tức các cảm thọ của gia chủ được an tịnh.
Vì rằng kẻ vô văn phàm phu, này gia chủ, thành tựu lòng bất tín đối với pháp, nên sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
Nhưng gia chủ không có lòng bất tín đối với pháp. Trái lại, gia chủ thành tựu tịnh tín bất động đối với pháp: pháp được Thế Tôn khéo thuyết, tự mình giác hiểu.
Nếu gia chủ tự mình thấy lòng tịnh tín bất động đối với pháp, thời lập tức các cảm thọ của gia chủ được an tịnh. Vì rằng kẻ vô văn phàm phu, này gia chủ, thành tựu lòng bất tín đối với Chúng Tăng, nên sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào ác sanh, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Nhưng gia chủ không có lòng bất tín như vậy đối với Chúng Tăng.
Trái lại, gia chủ thành tựu tịnh tín đối với Chúng Tăng: Diệu hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn, là phước điền vô thượng ở đời. Nếu Gia chủ tự mình thấy lòng tịnh tín bất động đối với Chúng Tăng, thời lập tức các cảm thọ của Gia chủ được an tịnh. Vì rằng kẻ vô văn phàm phu, này gia chủ, thành tựu ác giới, nên sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào, địa ngục.
Nhưng gia chủ không có ác giới như vậy. Trái lại, gia chủ có giới được các Bậc Thánh ái kính, đưa đến thiền định. Nếu gia chủ tự thấy các giới được các Bậc Thánh ái kính ấy, thời lập tức các cảm thọ của gia chủ được an tịnh. Vì rằng kẻ vô văn phàm phu, này gia chủ, thành tựu tà kiến như vậy, nên sau khi thân hoại, địa ngục.
Nhưng gia chủ không có tà kiến như vậy. Trái lại, gia chủ có chánh kiến. Nếu gia chủ tự mình thấy chánh kiến của gia chủ, thời lập tức các cảm thọ của gia chủ được an tịnh. Vì rằng kẻ vô văn phàm phu, này gia chủ, thành tựu tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định, tà trí, tà giải thoát như vậy, nên sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
Nhưng gia chủ không có từ tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định, tà trí, tà giải thoát như vậy. Trái lại, gia chủ có chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, chánh trí, chánh giải thoát.
Nếu gia chủ tự mình thấy chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, chánh trí, chánh giải thoát của gia chủ, thời lập tức các cảm thọ của gia chủ được an tịnh. Rồi các cảm thọ của gia chủ Anàthapindika lập tức được an tịnh.
Rồi gia chủ Anàthapindika mời Tôn Giả Sàriputta và Tôn Giả Ananda dùng bữa ăn từ nơi nồi nấu cơm của mình. Sau khi Tôn Giả Sàriputta ăn xong, tay đã rời khỏi bát, gia chủ Anàthapindika đi đến Tôn Giả Sàriputta. Sau khi đến, lấy một ghế thấp và ngồi xuống một bên.
Tôn Giả Sàriputta tán thán gia chủ Anàthapindika với những lời kệ này:
Ai tin tưởng Như Lai,
Bất động khéo an lập.
Ai có giới thiện lành,
Ðược Bậc Thánh ái kính.
Ai tin tưởng Chúng Tăng,
Sở kiến được chánh trực,
Người ấy gọi không nghèo,
Ðời sống không uổng phí.
Do vậy, Bậc Hiền Minh
Cần tu tập tín giới,
Thấy rõ được chánh pháp,
Không quên lời Phật dạy.
Rồi Tôn Giả Sàriputta, sau khi nói lời hoan hỷ tán thán với các lời kệ này, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi. Rồi Tôn Giả Ananda đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
Thế Tôn nói với Tôn Giả Aananda đang ngồi một bên: Này Ananda, ông đi đâu để nghỉ trưa?
Bạch Thế Tôn, gia chủ Anàthapindika đã được Tôn Giả Sàriputta giáo giới với lời giáo giới như thế này, thế này.
Hiền minh, này Ananda, là Sàriputta! Ðại tuệ, này Ananda, là Sàriputta!
Vị ấy có thể chia chẻ bốn Dự Lưu phần thành mười tướng.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba