Phật Thuyết Kinh Xuất Diệu - Phẩm Mười Năm - Phẩm Duy Niệm - Tập Một

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Giảng giải: Tôn Giả Pháp Cứu

PHẬT THUYẾT KINH XUẤT DIỆU

Giảng giải: Tôn Giả Pháp Cứu

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Trúc Phật Niệm, Đời Dao Tần  

PHẨM MƯỜI NĂM

PHẨM DUY NIỆM  

TẬP MỘT  

Nhớ hơi thở ra vào

Đầy đủ suy nghĩ kỹ

Đầu cuối đều thông suốt

Y như lời Phật dạy.

Nhớ hơi thở ra vào: An là hơi thở vào, Ban là hơi thở ra.

Người tu hành nên khéo quán xét hai cửa cam lộ: Một là An Ban, hai là quán bất tịnh. Hoặc có người chỉ tu An Ban, hoặc có người chỉ tu quán bất tịnh. Người tu An Ban phải suy nghĩ phân biệt hơi thở ra, hơi thở vào. Hơi thở dài cũng biết, hơi thở ngắn cũng biết.

Hơi thở ấm cũng biết, hơi thở lạnh cũng biết. Nếu đếm lộn thì phải đếm một lại từ đầu. Biết rõ ràng từ đầu đến chân, nếu lại đếm lộn thì phải đếm một lại từ đầu.

Cứ như thế, đếm đi đếm lại nhiều lần thì tự biết ý mình: Giờ đây ta đã nắm được hơi thở một cách tự tại, muốn cho hơi thở từ tai trái ra được như ý không khó, hoặc từ tai trái trở vào cũng như vậy. Từ tai phải ra vào, hoặc từ mũi ra vào, cũng đều được tùy ý.

Cuối cùng đẩy hơi thở ra trên đỉnh đầu cũng tùy ý. Ấy là hoàn thành phép sổ tức quán. Nếu không thành tựu thì võ não bị bể mà chết. Học tập phép sổ tức như thế mười hai năm, có người thành công, có người thất bại.

Kế đến người tu hành phân biệt suy nghĩ pháp quán bất tịnh. Đến các gò mả ở ngoài thành, quán sát thây người chết cho thật kỹ lưỡng.

Thây ma này và hình thể ta có gì khác nhau đâu?

Rồi trở về Tinh Xá ngồi trên giường, hoặc trải đồ ngồi, hoặc ngồi chỗ trống trải, bên trong tự suy nghĩ nhớ lại thây chết nằm ngoài Trời ở bãi tha ma ấy. Thân ta và xác nọ không khác gì nhau. Cứ quán như vậy trải qua mười hai năm. Kết quả là có người chứng được định, có người không.

Cho nên nói: Nhớ hơi thở ra vào.

Đầy đủ suy nghĩ kỹ: Người nhập định phải khéo quán xét phân biệt: Một sổ, hai tùy, ba chỉ, bốn quán, năm hoàn, sáu tịnh.

Cho nên nói: Đầy đủ suy nghĩ kỹ.

Đầu cuối đều thông suốt: Ngày đêm chăm chú, như lúc đầu không biếng trễ. Đếm sai thì phải bắt đầu lại từ một. Sự thông suốt này không bị sáu căn trần cảnh bên ngoài làm nhuốm bẩn.

Cho nên nói: Đầu, cuối đều thông suốt.

Y như lời Phật dạy: Như Lai để lại mười hai Bộ Kinh, phân tích yếu nghĩa đều vì chúng sinh đời sau, người chưa khai ngộ, thì các trí tuệ tự tại, dứt bỏ mọi mong cầu.

Cho nên nói:

Y như lời Phật dạy.

Ấy là soi thế gian

Như mây tan Trời hiện

Khởi chỉ, học suy nghĩ

Ngồi nằm không quên mất.

Ấy là soi thế gian, như mây tan Trời hiện: Như trăng sáng mùa thu không bị năm thứ che khuất thì sẽ soi chiếu sáng tỏ giữa các sao. Ở đây cũng như vậy, người được định An Ban thì ở giữa những người tu hành, sẽ có oai thần, sắc diện sáng chói, không có ai bằng.

Cho nên nói: Ấy là soi thế gian, như mây tan Trời hiện.

Khởi chỉ, học suy nghĩ: Người được định ý An Ban thì thân và ý vững chắc bất động, không bị các tà bên ngoài làm trở ngại. Tâm cũng như vậy, không theo ngoại trần sinh khởi tà niệm.

Cho nên nói: Khởi chỉ, học suy nghĩ.

Ngồi nằm không quên mất: Người tu hành được tam muội định ý rồi cũng thường suy nghĩ, hoặc nằm hoặc ngồi, lúc nào cũng học tập như lúc đầu, không tạm thời quên bỏ.

Cho nên nói:

Ngồi nằm không quên mất.

Tỳ Kheo trụ niệm này

Trước lợi thì sau tốt

Trước được, sau sẽ thắng

Thề không thấy sinh tử.

Tỳ Kheo trụ trong ý niệm này: Tỳ Kheo là người đã dứt hẳn muôn ý tưởng, ý nghĩ không còn rong ruổi, giữ tâm vững chắc, gom hết các tình ý, thường ở trong định, không sinh ý niệm khác.

Cho nên nói: Tỳ Kheo trụ niệm này.

Trước lợi thì sau tốt: Trước được An Ban, sổ tức, thiền định, sau có khả năng vượt qua thứ lớp tu chứng, thoát khỏi ba cõi. Các kết sử trong thân dứt hẳn không còn sót, trong sạch như vàng ròng, hoàn toàn không còn bị bám chất bẩn.

Cho nên nói: Trước lợi thì sau tốt.

Trước được, sau sẽ thắng: Đã có trí đoạn, nhân duyên giáo hóa đã rộng khắp, thân vượt qua hữu lậu, không còn thọ thân đời sau.

Cho nên nói: Trước được sau sẽ thắng, thề không thấy sinh tử.

Nếu thấy chỗ thân trụ

Giữ sáu căn hơn hết

Dứt vọng, thường nhất tâm

Thì tự đến Niết Bàn.

Nếu thấy chỗ thân trụ: Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, những người mới học đạo, Sa Di, Sa Di Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, Sát Lợi, Bà La Môn Trưởng Giả, Cư Sĩ giữ tâm vững chắc thì đến với đạo không khó.

Cho nên nói: Nếu thấy chỗ thân trụ.

Giữ sáu căn hơn hết: Là đóng kín các giác quan mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý khiến cho sáu căn lắng trong, không còn rối loạn. Giữ gìn sáu căn, không chấp nhận các kiến chấp.

Cho nên nói: Giữ sáu căn hơn hết.

Dứt vọng, thường nhất tâm: Người tu hành đếm hơi thở ra vào, quán sát các lỗ chân lông, phân biệt mỗi lỗ chân lông một, không lầm lẫn, như người có mắt sang trông vào gương sáng thấy rõ mặt mình.

Cho nên nói: Dứt vọng, thường nhất tâm.

Thì tự đến Niết Bàn: Cắt đứt sự tuôn chảy của dòng sông kết sử, lìa hẳn thế tục, đến chỗ Niết Bàn bất động, bất biến, không còn qua lại, đắm nhiễm các cõi.

Cho nên nói:

Thì tự đến Niết Bàn.

Có các ý niệm ấy

Tự thân thường lập hạnh

Nếu không được như thế

Sẽ không được ý hành.

Có các ý niệm ấy, tự thân thường lập hạnh: Người giữ hạnh lúc nào cũng tinh tấn, ý không hề mê lầm, tiến lên cầu đạo như gặp kiếp hỏa thiêu, như cứu lửa cháy đầu. Đầu hôm, nửa đêm, gần sáng cũng không quên lãng.

Cho nên nói: Có các ý niệm ấy, tự than thường lập hạnh.

Nếu không được như thế, sẽ không được ý hành: Sống chết dài xa, không có đầu mối, thấu ngộ Niết Bàn đã lìa ba cõi, quá khứ, hiện tại, vị lai.

Cho nên nói:

Nếu không được như thế,

Sẽ không được ý hành.

Đó là theo hạnh gốc

Như thế hết nhọc ái

Nếu thức tỉnh ý niệm

Giải thoát một lòng vui.

Đó là theo hạnh gốc: Người mới vào đạo, trước hết hoặc là được dạy pháp An Ban thủ ý, hoặc dạy pháp quán bất tịnh. Phải xét soi tâm hành giả ưa thích pháp nào.

Cho nên nói: Đó là theo hạnh gốc.

Như thế hết nhọc ái: Ái là một gốc bệnh khó đào, khó nhổ.

Vì sao?

Vì ái khó đào, ái khó nhổ, do gốc ái này mà bị trôi lăn trong sinh tử, trải khắp ba cõi, tăng thêm bốn loài chúng sinh, quanh quẩn trong năm đường.

Ai là người giác ngộ?

Chỉ có người trí tuệ mới giác biết rõ ràng sự khổ não phải chịu trong ba cõi, năm đường.

Cho nên nói:

Như thế hết nhọc ái.

Nếu thức tỉnh ý niệm

Giải thoát một lòng vui

Pháp hành đúng lúc thảy

Thoát khỏi cõi già chết.

Nếu thức tỉnh ý niệm: Người tu hành phải luôn giữ tâm ý cho sáng suốt, không dám ngủ nghỉ, thành tựu các đạo quả. Đạo có được là nhờ giác ngộ, chứ không phải do ngủ nghỉ. Dù đã tỉnh thức rồi, nhưng nếu không buộc ý chuyên nhất thì vẫn không thành đạo quả, ý đã giác tỉnh mà tâm lại chuyên chánh thì thoát ra ba cõi, đến cảnh giới vô dư.

Cho nên nói: Nếu thức tỉnh ý niệm.

Giải thoát một lòng vui: Người tu hành ý đã định thì đầy đủ các công đức. Ai không có được định ý thì không thể đầy đủ các đức hạnh. Thuở xưa, có một người dâm dật, ý chỉ nghĩ đến nữ sắc, không thể lìa bỏ để tỉnh thức, luôn tơ tưởng đến dung nhan, muốn nói chuyện và ăn nằm với người nữ.

Khi ngủ, anh mộng thấy nhan sắc cũng như nắm tay người nữ ấy đi dạo chơi. Rồi, khi ấy vợ anh bị bệnh, đến nỗi thân xác chỉ còn da bọc xương. Lâu nay, nhà anh vẫn có một đạo nhân hiểu biết thường đến chơi.

Hôm ấy, vợ anh thưa với đạo nhân: Hôm nay tôi bị bệnh, ngày đêm khốn đốn tiều tụy.

Tôi muốn trình bày ý của chồng tôi và chuyện của tôi, có được không?

Vị đạo nhân nói: Chỉ nói là không khổ thôi. Nếu có điều chi phải che giấu, tôi sẽ che giấu không làm lộ ra đâu.

Người đàn bà này nói: Chồng tôi bản tánh nặng về dâm dục, không giờ giấc. Ngày đêm, tôi bị quấy nhiễu mãi về chuyện ấy, kể cả lúc ăn, lúc ngủ cũng không yên. Vì đó mà sinh bệnh, e không sống nổi.

Đạo Nhân bảo người vợ: Nếu khi chồng bà đến gần bà, thì bà hãy dùng lời này mà nói cho ông ấy biết: Theo pháp của bậc Tu Đà Hoàn, làm như thế được sao?

Sau đó, quả đúng như lời, khi người chồng đến gần thì người đàn bà này liền nói: Ông đã được đạo Tu Đà Hoàn, làm như thế được sao?

Nghe người vợ nói, người chồng hết sức hổ thẹn, trong tâm suy nghĩ: Ta quả không xét biết, là bậc Tu Đà Hoàn mà làm vậy sao?

Liền đó, anh ta lắng tâm, đến nơi thanh vắng suy nghĩ đắn đo. Rồi anh chứng được quả Tư Đà Hàm, A Na Hàm. Tự biết mình đã được dấu đạo, từ đó, anh không còn chung đụng với người nữ nữa.

Lúc ấy người vợ hỏi chồng: Vì sao bây giờ anh dứt hẳn tham dục, không còn làm việc ấy với tôi nữa vậy?

Người chồng bảo vợ: Tôi xét thấy cô rồi, thì làm sao còn quan hệ ân ái gì được nữa.

Người vợ bảo chồng: Ông nói xét thấy tôi, vậy tôi có lỗi gì?

Tôi thường giữ trinh tiết, không trái phạm lễ tiết người nữ, vì sao lại bị ông mắng như thế?

Rồi người vợ liền nhóm họp bà con họ hàng mà thưa rằng: Nay chồng tôi đối xử lạnh nhạt bạc bẽo với tôi, cắt đứt tình thân, không còn quan hệ ân ái, lại còn mắng nhiếc là: Tôi xét thấy cô rồi. Giờ đây, giữa bà con họ hàng, tôi xin nói điều ấy ra.

Người chồng bảo: Thôi, xin hãy đừng nói, để tôi dẫn chứng thì cô tự rõ.

Rồi người chồng đem về một cái bình có vẽ hình nhiều màu rất đẹp, nhưng trong đó đựng đầy phân, đậy nắp thật kỹ, tẩm hương thơm bên ngoài.

Anh đem bình ấy về, trình giữa mọi người, rồi bảo với vợ: Cô hãy xét xem còn yêu tôi không?

Nếu còn yêu thương tôi thì cô hãy ôm cái bình này vui chơi thỏa thích như yêu mến thân tôi vậy.

Người vợ nghe theo lời chồng ôm cái bình vui chơi thỏa thích, không muốn rời xa. Thấy người vợ đã say đắm cái bình ấy, người chồng liền đập bể cái bình thì một mùi hôi thối bốc lên và giòi tửa bò ra.

Anh ta lại bảo vợ: Bây giờ cô còn có thể ôm cái bình bể này nữa không?

Người vợ bảo: Tôi thà chết, chứ không thể gần cái bình bể này, thà nhảy xuống hố lửa hay gieo mình sông sâu, hay nhào từ núi cao xuống cho đầu, chân văng ra bốn phía, chứ không bao giờ gần cái bình này được.

Người chồng bảo vợ: Trước đây tôi đã nói xét thấy cô rồi, chính là vì đã thấy sự việc này.

Tôi xét thấy thân cô còn hơn cái bình bể này, phân biệt suy nghĩ, từ đầu đến chân, trong ba mươi sáu vật thì có gì đáng ham mê?

Lúc bấy giờ, anh liền nói lại bài kệ:

Bậc dũng nhập định quán

Dơ bẩn trong thân tâm

Thấy rồi, sinh chán ghét

Như chiếc bình vỡ kia

Cho nên nói: Giải thoát một lòng vui.

Pháp hành đúng lúc thảy: Người tu hành biết nương tựa thiện tri thức hay được Chư Thiên che chở, các tà bên ngoài không xâm nhập được, cầu đạo rất dễ, không sợ gặp hoạn nạn, giống như người đi xa bị lạc mất đường chính, người ấy đi vào con hẻm nhỏ.

Người biết rõ đường mới bảo anh ta: Đấy không phải là đường chính.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần