Phật Thuyết Kinh chánh Pháp Hoa - Phẩm Mười Tám - Khen Pháp Sư - Phần Một

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn

PHẬT THUYẾT

KINH CHÁNH PHÁP HOA

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn  

PHẨM MƯỜI TÁM

KHEN PHÁP SƯ  

PHẦN MỘT  

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Bồ Tát Đại Sĩ Thường Ứng Thời: Thiện nam, thiện nữ nào thọ trì, đọc tụng, sao chép Kinh Điển này thì sẽ được mười công đức về nhãn căn, tám trăm danh xưng, một ngàn hai trăm về nhĩ căn, một ngàn hai trăm về tỹ căn, một ngàn hai trăm về thiệt căn, một ngàn hai trăm về thân hành, một ngàn hai trăm về ý tịnh.

Đó là vô số trăm ngàn công đức, có thể nghiêm tịnh công đức sáu căn.

Người ấy nếu được nhãn căn thanh tịnh thì dùng nhục nhãn thấy vật hiện có khắp cả Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới.

Các vị ngọt trong trong cây rừng, dưới đến đại địa ngục Vô Khả, trên đến Cõi Trời Ba Mươi Ba.

Thấy khắp tất cả và có thể nhiếp thủ hết nên gọi là nhục nhãn.

Tất cả chúng sinh hiện có trong đó, đều thấy hết và biết rõ tội phước, chỗ hướng đến của họ.

Khi ấy Thế Tôn dùng kệ khen:

Người thọ trì Kinh này

Dũng mãnh ở trong chúng

Tuyên thuyết chẳng khiếp sợ

Chỉ nghe danh đức này

Tám trăm các danh xưng

Mắt thanh tịnh trong sáng

Nêu đã lìa các cấu

Mắt ấy thấy biết khắp

Người kia dùng nhục nhãn

Do từ cha mẹ sinh

Thấy Thế Giới Chư Phật

Thấy khắp vượt Thần tiên

Các núi, núi Tu Di

Lại thấy cả Thiết Vi

Và các gò đống khác

Lại xem thấy biển lớn

Yên lặng ngồi một chỗ

Chỗ nào cũng thấy hết

Dưới đến ngục Vô khả

Nhục nhãn được như thế.

Nếu chưa được thiên nhãn

Cũng chẳng thấy biết rõ

Cảnh giới của nhục nhãn

Căn và thức nhẹ nhàng.

Phật lại bảo Bồ Tát Thường Ứng Thời: Thiện nam, thiện nữ nào nói Kinh Điển này, hoặc nói cho hàng Thanh Văn thừa và chủng loại khác thì đạt được một ngàn hai trăm danh xưng về tai, nghe khắp tam thiên đại thiên Thế Giới.

Đến đại địa ngục Vô khả, trên đến Trời Ba Mươi Ba, vượt hơn Thần Tiên, đó là nghe tiếng voi, tiếng ngựa, tiếng trâu, tiếng kỹ nhạc, tiếng xe, tiếng kêu khóc, tiếng sầu than, tiếng trống, tiếng chuông, tiếng ca, tiếng múa, tiếng cười giỡn, tiếng nam, tiếng nữ, tiếng đồng nam, tiếng đồng nữ, tiếng gió, tiếng kỳ diệu.

Tiếng Chánh Pháp, tiếng phi pháp, tiếng vui, tiếng khổ, tiếng sức lực, tiếng tánh tình, tiếng nhu, tiếng thô, tiếng Trời, tiếng Rồng, và các thử tiếng Quỷ Thần, Kiền Thát Bà, A Tu La, Ca Lưu La, Chân Đà La, Ma Hưu Lặc, tiếng lửa, tiếng nước, tiếng trong đất, tiếng Tỳ Kheo, tiếng Thanh Văn, tiếng Bồ Tát, tiếng Như Lai.

Các loại âm thanh có trong tam thiên đại thiên Thế Giới, trong ngoài thông suốt, tất cả thanh tịnh. Dùng nhục nhĩ căn nghe hết tiếng nói của chúng sinh. Chưa đắc Thiên Nhĩ mà nghe hết, hiểu rõ ngọn ngành các tiếng, cũng chẳng tư duy quán sát gốc gác của chúng sinh mà lại nghe hết, cũng chẳng tìm cầu tất cả âm thanh mà lại nghe rõ ràng êm xuôi như thế.

Bồ Tát Đại Sĩ Thường Ứng Thời chưa đắc thiên nhĩ mà tai thường nghe được như vậy.

Phật nói như vậy xong, muốn giải thích lại ý nghĩa trên nên nói tụng:

Nhĩ căn thanh tịnh

Trong sạch gồm thâu

Biết bao nhiêu loại

Có ngàn hai trăm

Ở trong Thế Giới

Thảy đều nghe biết

Nghe âm thanh ấy

Không sót tiếng nào

Tiếng của sáu loài

Cũng đều nghe được

Tiếng của các thừa

Xe, trâu, voi, ngựa

Vỗ tay đánh trống.

Âm nhạc buồn vui

Gõ nhịp chiêng bạt

Cũng lại như thế

Kỹ nhạc êm dịu

Âm thanh tuyệt vời

Tuy ở bên chúng

Nhưng không nhiễm trước

Nghe vô số điều

Những người giảng thuyết

Người ấy so sánh.

Ưa thích phân biệt

Nghe tiếng Chư Thiên

Thường nghe được tiếng

Thiên nhĩ nghe được

Tiếng nam tiếng nữ

Êm ái ngọt ngào

Các tiếng kêu khóc

Việc làm của các

Đồng nam đồng nữ

Tiếng chim loan buồn

Tiêng quạ, chim thư

Giao tinh, uyên ương

Cùng chim Anh Vũ

Nếu cất tiếng kêu

Người ở Sơn Lâm

Đều được nghe hết

Loại âm thanh này

Đớn đau khổ sở

Kêu gào thảm thiết

Tàn khốc đắng cay

Ở trong địa ngục

Mong muốn uống ăn

Van xin cầu khẩn

Bộc khởi mạnh mẽ

Phát ra thành tiếng

Các A Tu La

Sống ở tại biển

Âm thanh thông suốt

Mỗi tiếng khác nhau

Khi ấy Pháp Sư

Trụ tại một chỗ

Bất cứ tiếng nào

Thảy đều nghe biết

Tiếng kêu đói khát

Của loài ngạ quỷ

Mỗi tiếng phát ra

Hoặc kêu hoặc rống

Khi ấy Pháp Sư

Đứng im tại chỗ

Cũng nghe biết được

Bao nhiêu thứ tiếng

Tiếng của Chư Thiên

Trên cõi Trời Phạm

Trên Trời Quang Âm

Trời Thiện cứu cánh

Và các âm thanh

Kỳ đặc lạ khác

Pháp Sư đều nghe

Biết hết tất cả

Có người ở đời

Bỏ tục xuất gia

Làm chúng Tỳ Kheo

Hành trì phúng tụng

Phân biệt giảng thuyết

Tâm trí người ấy

Pháp Sư nghe biết

Kinh đã thuyết này

Các chúng Bồ Tát

Ở cảnh giới mình

Có thể phúng tụng

Vì người tuyên thuyết

Kết tập ý nghĩa

Để thành Kinh Điển

Thảy đều nghe hết

Bao nhiêu âm thanh

Của Phật Thế Tôn

Vì người thuyết pháp

Vì các chúng sinh

Thuyết Kinh vô số

Một mình dưới cây

Đều nghe được hết

Do Bồ Tát ấy

Thường trì Kinh này

Vô số chúng sinh

Trong Quốc Độ Phật

Ở tam thiên giới

Âm thanh vang vọng

Hoặc ở trong nhà

Hoặc ở bên ngoài

Lời nói thô tế

Thảy đều thâu nhận

Nghe hết tất cả

Các loại âm thanh

Của loài chúng sinh

Cũng không chấp trước

Mọi nơi mọi người

Biểu lộ, sâu kín

Với tai thanh tịnh

Đều thấu rõ hết

Người này còn chưa

Đắc thiên nhĩ thông

Vừa gặp nhân duyên

Liền nghe được ngay

Công đức Pháp Sư

Khi ấy như thế

Do học Kinh này

Nên được như vậy.

Phật lại bảo Bồ Tát Thường Ứng Thời: Nếu thiện nam, thiện nữ thọ trì phân biệt, diễn nói, đọc tụng, hoặc sao chép Kinh này trên tre lụa thì được tám trăm công đức, các căn kiên cố, tỹ căn thanh tịnh.

Vì vậy, các mùi hương trong tam thiên đại thiên Thế Giới, tỹ căn đều nghe được hết, như mùi hương êm dịu, hương tu mạn, hương sinh, hương truyền sức tu, hương hoa tư di, các loại hương hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen vàng, hoa sen trắng và bao nhiêu loại hương của cây cỏ hoa trái tỏa xông, như là hương tô hiệp.

Hương hoa, hương chiên đàn, hương cây mật, hương cây mộc xanh, đủ các loại hương, trăm ngàn thứ hương đặc biệt có ở mọi nơi, hương các cây chất phác hương nam, nữ đồng nam, đồng nữ đều tự nghe.

Hương xoa nơi thân, hương của voi, ngựa, lục súc, chim bay, thú chạy, hương các thứ cây cỏ, hương của các loại hàm huyết ở trong rừng cây, hương của các yêu mị, hương chí thành, hương thiên thượng, hương tỷ đà mỹ, hương cây trú đạt, hương ý, hương đại ý, hương nhu nhuyễn, hương Chư Thiên, hương Thiên Cung.

Biết mùi hương thân Đế Thích phát ra từ đâu, ở nơi giảng đường khí đánh trống đờn ca, hay ở chỗ tu chỉnh thiết lập các pháp tắc quan trọng, hoặc khi thuyết pháp cho Chư Thiên Đao Lợi, các mùi hương tự nhiên từ đất phát ra, mùi hương của ngọc nữ Trời Lợi Nghị ca hát nô đùa, mùi hương của đồng nam, đồng nữ.

Do nhân duyên ấy, giả sử mùi hương sinh ra từ thân của các Thiên Tử cõi Phạm Thiên, Chư Đại Thiên Tử cõi Đại Phạm, mùi hương ấy có tên khác nhau, mùi hương của Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát Đại Sĩ, Như Lai ở nơi du cư khai hóa, vị Pháp Sư ấy ở tại một nơi cách đó rất xa, chẳng đến ngay đó.

Cũng chẳng gần bên, chẳng đi đến ngửi mà vẫn nghe được hết các mùi hương ấy, nhưng chẳng thích, chẳng cầu, cũng chẳng nhớ nghĩ, cũng chẳng xông hương, nhưng ngửi biết mùi, trụ tâm chuyên nhất, ở tại chúng hội mà phân biệt nói các mùi hương như vậy, tâm cũng chẳng đắm trước, không ưa thích mong cầu.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần