Phật Thuyết Kinh đại Phương Quảng Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi Căn Bản Nghi Quỹ - Phẩm Bốn - Phẩm Tranh Tượng Nghi Tắc - Tập Hai

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Thiên Tức Tai, Đời Tống

PHẬT THUYẾT

KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG

BỒ TÁT TẠNG VĂN THÙ SƯ LỢI

CĂN BẢN NGHI QUỸ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Thiên Tức Tai, Đời Tống  

PHẨM BỐN

PHẨM TRANH TƯỢNG NGHI TẮC  

TẬP HAI  

Lại nữa Tuyến Pháp Pháp xe bện chỉ đã thành thì tìm người làm tranh. Người làm ấy cần có thân mạo đoan chính, chẳng mập, chẳng gầy, không có bệnh, không có khổ, chẳng già, chẳng yếu, chẳng ác, chẳng xấu, hô hấp chẳng thô, các Căn đầy đủ, hình sắc đoan nghiêm.

Lại cần tâm ý nhu hòa, ưa tu hạnh tốt lành, trí tuệ thông đạt, nghề làm khéo léo tối thượng thời có thể nhờ làm tranh. Nếu được người này làm Tranh Tượng ấy thì lợi ích bậc nhất.

Tranh Tượng này có ba Phẩm riêng. Tranh Tượng Thượng Phẩm có phước lợi Thượng Phẩm, Tranh Tượng Trung Phẩm có phước lợi Trung Phẩm, Tranh Tượng Hạ Phẩm có phước lợi Hạ Phẩm. Nếu được người làm Tranh lúc trước thì tiền công chẳng tính nhiều ít, chẳng được sợ hãi keo tiếc, y theo giá cả mà làm. Nếu tự thiếu tiền thì phương tiện nài xin khiến người ấy làm tranh, ắt được thành tựu.

công đức của Tranh Tượng, nếu được thành tựu thì dùng hoa hương thù thắng tối thượng với thứ mà người Trời yêu thích, đồ cổ quý hiếm, thức ăn uống, giường nằm, thuốc thang… mỗi mỗi cúng dường, khiến cho tất cả hữu tình được lợi ích lớn… như Đấng Chánh Giác Samyaksaṃbūdha tuyên nói chính đúng.

Lại, A Xà Lê trước tiên vì người làm tranh ấy, thọ nhận trai giới. Lại nên chọn lực ngày tốt, cần được ba trường thiện Nguyệt tháng năm, tháng chín, tháng Giêng, kỳ Bạch Nguyệt mười năm ngày đầu của tháng, ban ngày bạch nhật có Tinh Tú Diệu tốt thì có thể khiến làm tranh. Như cần tháng khác, thì chọn tháng hai hoặc tháng ba khi hoa cỏ nở bày thơm tho hòa với cảnh của mùa Xuân, lúc Mặt Trời mới mọc liền khiến chế tạo.

Hết thảy vật của nhóm: Vật khí cần sử dụng, sợi dây, sợi chỉ… để làm tranh, đều nên dùng phân bò, đất sạch hòa chung với nước đồng tẩy rửa. Tẩy rửa xong lại dùng năm loại nước sạch không có loài trùng tẩy rửa lần nữa. Ở đất Tịch Tĩnh hương Bạch Đà, Cung Câu Ma làm Pháp Sái Tịnh rưới vảy làm cho sạch sẽ rồi đem vật khí làm tranh lúc trước an trí ở đây. Lại dùng hương hoa, chí tâm cúng dường.

A Xà Lê tắm gội sạch sẽ, mặc áo sạch mới, đội mão, khoác quần áo lễ, ăn nhóm hương: Bạch Đàn Śveta candana, Kính Câu Ma Kuṅkuma, Long Não Karpūra… lìa tưởng đói khát, tâm ôm giữ sự vui vẻ, cầm hạt cải trắng Śvetasarṣapa, tụng Chân Ngôn một trăm lẻ tám biến, rồi ném hạt cải về bốn phương, bốn góc, phươg trên, phương dưới. Lại kết Ngũ Kế Đại Ấn trì vào hạt cải ấy gia trì trên đỉnh đầu người làm tranh để được đại ủng hộ.

Nếu là Tranh Tượng Phẩm thì rộng bốn khuỷu tay dài tám khuỷu tay. Tranh Trung Phẩm thì rộng hai khủy tay, dài năm khuỷu tay. Tranh Hạ Phẩm thì rộng một Phật Xích dài ba khuỷu tay rưỡi. Phật Xích tức thân dài tám xích 8/3 m, một khuỷu tay là Phật Xích. Đây là định lượng của ba Phẩm Tranh. Lại Tranh Thượng Phẩm hay thành tựu nhóm việc nhập Thánh tối thượng.

Tranh Trung Phẩm: Sau khi Đức Phật diệt độ thì cầu địa vị tối thượng, cầu phước đức tối thượng đều được thành tựu. Tranh Hạ Phẩm cầu khoái lạc của Người Trời, tiền của, lụa là, châu báu với việc giáng phục… đều được thành tựu.

Nếu y theo pháp này thì quyết định thành tựu. Nếu chẳng y theo pháp này thì ngay như Thiên Đế cũng chẳng thành tựu. Y theo Pháp thực hành thì người hèn mọn cũng được thành tựu.

Chư Phật Thế Tôn tuyên bố: Pháp Giáo, Chân Ngôn Mật Hạnh lợi ích cho tất cả chúng sinh làm Nhân Bồ Đề Bodhi hetu. Nếu người đối với Chân Ngôn Pháp Giáo này, chí ý thọ trì thì hết thảy Mạn Noa La thuộc thế gian xuất thế gian, không có gì chẳng thành tựu. Người ấy chẳng lâu sẽ được Đại Bồ Đề. Nếu pháp này chẳng lợi ích cho Bồ Đề Hạnh thì Đức Phật chẳng vì đó tuyên nói.

Lại Diệu Cát Tường Đồng Tử đã nói Pháp Tắc của Tranh Tượng. Nếu làm tranh tượng thì chí tâm chế tạo. Hoặc năm ngày thành, tám ngày thành, mười sáu ngày thành. Nếu người chuyên ý, trải qua một ngày đêm thành. Đây gọi là thành tựu tối thượng, lợi ích rất nhiều.

Nếu người làm đi đại tiểu tiện thì lìa đất làm tranh ấy hơn một trăm bước. Việc ấy xong rồi thì dùng nước sạch tắm rửa, mặc riêng áo sạch, lại dùng Bạch Đàn xoa bôi thân thể với tay chân, song nên chuyên tâm chí ý, kín đáo miên mật bền chắc như pháp làm tranh.

Lại cần thước tấc thích hợp, chẳng được thừa thiếu, đầu sợi chỉ còn thừa thì như pháp cột lại, dùng cây gậy bằng thẳng tốt xỏ treo tranh ấy, lại vào giờ tốt của kỳ Bạch Nguyệt thì khiến làm tranh xong, trả tiền công cho người kia đừng có khuyết thiếu, khiến cho người ấy an tâm như pháp thọ dụng.

A Xà Lê đem Tranh Tượng này đến chỗ thanh tịnh, như pháp an trí. Dùng hương hoa thượng diệu gia trì cúng dường, ủng hộ thân mình với Tuyến Tranh bức tranh làm bằng chỉ.

đại lực Diệu Cát Tường Chân Ngôn đã nói thời Chư Phật quá khứ cũng nói như vậy. Nay ta cũng tuyên nói như vậy. Tất cả Chân Ngôn Hạnh, Chân Ngôn Tướng có đủ đại tinh tiến, có thế lực lớn hay làm, hay thành mọi loại Phật Sự. Lại hay cứu độ chúng sinh ngu mê trong cõi Nam Diêm Phù Đề Jaṃpu dvīpa: tà kiến, điên đảo, vứt bỏ lời của Bậc Thánh, luân hồi hắc ám… khiến được giải thoát.

Nếu có người tin tưởng, ưa thích Chân Ngôn, y theo pháp thọ trì, phát đại dũng mãnh thực hành đại tinh tiến, bên trên cầu Bồ Đề thì quyết định thành tựu như Đức Phật đã nói.

Nếu có chúng sinh chẳng tin, chẳng hay gieo trồng mầm giống Bồ Đề ấy thì ví như đất lẫn muối mặn chẳng thể sinh ra mầm của trăm loại lúa đậu gom chứa mầm giống ấy. Niềm tin là gốc rễ của vạn điều tốt lành mà hay sinh ra mầm giống Nhất Thiết Trí Sarva jña. Đối với Chân Ngôn tin hiểu, thọ trì thì việc mong cầu đều được thành tựu.

Nếu A Xà Lê ấy cầu ngượi thợ vẽ vẽ tranh tượng ấy thì cũng nên tự mình đưa cho vật dụng để vẽ. Người vẽ cần có đầy đủ các tướng xảo diệu tối thượng, nhu hòa, từ thiện, hình sắc đoan nghiêm, lìa các lỗi lầm, trở lại khiến cho thọ nhận giới, gia trì y như nghi tắc để làm tranh.

Màu sắc đã dùng, đều nên sáng bóng cực tốt, lìa các bụi dơ. Rồi dùng nhóm hương Long Não, Bạch Đàn, Cung Câu Ma xông ướp vào màu vẽ, tụng Chân Ngôn một trăm lẻ tám biến gia trì vào màu sắc ấy. Lại dùng hoa Rồng Nāga puṣpa, hoa Bôn Nẵng.

Nga Punnāga, hoa Phộc Câu La Vakula, hoa Vũ Vārṣi, hoa Đà Đổ Sắt Ca Lý Dhanuṣkāri, hoa Ma Lệ Ca Mālika, hoa Câu Tô Ma Kusuma… đem rải trên bức tranh. Khiến người vẽ kia hướng mặt về phương Đông, ngồi trên tòa cỏ cát tường, một lòng tưởng niệm Chư Phật Bồ Tát để cầu xin gia bị, rồi tế ý tinh tâm Tâm ý tinh tế nhỏ nhiệm miêu tả tô vẽ công đức, đừng sinh mệt mỏi.

Trước tiên, vẽ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Śākya muṇi buddha, tất cả các tướng đều nên đầy đủ ba mươi hai tướng, tám mươi chủng tử, ngồi trên hoa sen báu hào quang tròn trịa rực rỡ, diện mạo vui vẻ, khắp thân tỏa ánh sáng, làm tướng thuyết pháp, hoa sen đã ngồi có Lưu Ly Vaiḍurya làm cọng.

Ở bên dưới hoa sen, lại có cái ao lớn, trong ao có hai vị Long Vương Nagā rāja, vị thứ nhất tên là Nan Đà Nanda, vị thứ hai tên là Bạt Nan Đà Upananda, tay trái cầm cọng hoa sen, tay phải đỉnh lễ chiêm ngưỡng Đức Như Lai, nửa như thân người, nửa như hình con rắn, thân màu trắng, đầy đủ các thứ trang nghiêm.

Lại ao sen ấy, phần lớn có hoa sen, lá sen, thủy tộc, phi cầm. Đủ tướng trang nghiêm, thù diệu, đoan chính.

Lại vòng quanh bên trên bên dưới cọng của hoa sen mà Đức Như Lai đã ngồi, tuôn ra vô số hoa sen, thứ tự cao thấp, mỗi mỗi thuận theo chỗ.

Bên trái Đức Thế Tôn, lại có tám vị Đại Bồ Tát đều ngồi trên tòa hoa sen.

Thứ nhất là Diệu Cát Tường Bồ Tát Mañjuśrī như màu sen trắng, hoặc màu Cung Câu Ma, hoặc màu vàng ròng. Làm tướng Đồng Tử, đầu có năm búi tóc, đầy đủ trang nghiêm, đoan chính thù diệu. Tay trái cầm hoa Ưu Bát La Nīlotpala, tay phải đỉnh lễ Đức Như Lai, mặt hiển vui giận, thân đủ hào quang tròn, ngồi kiết già.

Thứ hai là Liên Hoa Thánh Nguyệt Quang Bồ Tát Ārya candra prabha cũng làm tướng Đồng Tử.

Thứ ba là Liên Hoa Diệu Tài Bồ Tát Sudhana.

Thứ tư là Liên Hoa Thượng Chướng Năng Trừ Nhất Thiết Cái Bồ Tát sarva nīvaraṇa.

Thứ năm là Hư Không Tạng Bồ Tát Gagana gañj.

Thứ sáu là Địa Tạng Bồ Tát Kṣitigarbha.

Thứ bảy là Vô Giá Bồ Tát Anagha.

Thứ tám là Diệu Nhãn Ý Bồ Tát Sulocanamiti.

Các Bồ Tát này đều làm tướng Đồng Tử, mỗi mỗi viên mãn trang nghiêm.

Bên phải Đức Phật ấy, lại có tám vị Đại Bồ Tát đầy đủ mọi loại trang nghiêm.

Thứ nhất là Từ Thị Bồ Tát Maitreya ngồi sát cạnh tòa của Đức Phật, làm tướng Phạm Hạnh Brahma caryā, đầu đội mão báu, thân màu vàng ròng, thể khoác quần áo màu hồng Rakta kaṣāya, quàng áo Tiên tiên y màu hồng rakta paṭa, thân tướng đoan nghiêm, đủ ba loại tiêu xí.

Tay trái cầm Bình Trượng Daṇḍa kamaṇḍalu, ở trên vai khoác da hươu đen Kṛṣṇasāracarma, tay phải cầm tràng hạt Akṣa sūtra đỉnh lễ Đức Như Lai, chiêm ngưỡng Đức Thế Tôn, Tâm như ở trong Định.

Thứ hai là Liên Hoa Thánh Phổ Hiền Bồ Tát Ārya samanta bhadra, thân làm màu xanh lục tím Priyaṅgu varṇa, đủ tất cả tướng trang nghiêm, tay trái cầm báu Như Ý Ma Ni Cintāmaṇi ratna, tay phải cầm quả Cát Tường Śrī phala, làm tướng thí nguyện Varada.

Thứ ba là Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Āryāvalokiteśvara, thân như màu trăng thu, đủ tất cả trang nghiêm, đỉnh đội mão báu, sợi dây trắng quấn nách, trong đỉnh đầu đội vị Hóa Vô Lượng Thọ Phật ngồi đoan nghiêm, tay trái cầm hoa sen, tay phải làm tướng thí nguyện, khắp thân tỏa ánh sáng, như Tâm tác quán tưởng.

Thứ tư là Thánh Kim Cương Thủ Bồ TátĀrya vajra pāṇi, thân làm màu vàng ròng, tất cả trang nghiêm, tay trái cầm chày Kim Cương, tay phải làm tướng thí nguyện cầm quả trái Phala, thân đeo chuỗi Anh Lạc, đầu đội mão báu, mão có ánh sáng, nách quấn dây châu báu, thể khoác áo trắng, lại quàng Tiên Y màu trắng, trật áo hở vai phải như Quán Tự Tại.

Thứ năm là Liên Hoa Đại Thánh Ý Bồ Tát Ārya mahā mati.

Thứ sáu là Thiện Ý Bồ Tát Śānta mati.

Thứ bảy là Biến Chiếu Tạng Bồ Tát Vairocana garbha.

Thứ tám là Diệt Tội Bồ Tát Apāyajaha.

Các vị Bồ Tát như vậy, mỗi mỗi đều có tay cầm Kinh, cầm quả trái. Thân quàng Tiên Y, đầy đủ các tướng, tất cả trang nghiêm.

Bên trên Bồ Tát ấy, lại vẽ tám vị Bích Chi Phật Pratyeka buddha, làm hình tướng Tăng, thân khoác áo hồng, ngồi kiết già ở trên hoa sen báu, như Đại Trượng Phu, mặt có tướng hiền thiện, khắp thân tỏa ánh sáng, tay làm tướng rải hoa, rải hoa Ma Lệ Mālatī, hoa Vũ Vārṣikā, hoa Đà Đổ Sắt Ca Lý Dhānuṣkāri, hoa Rồng Nāga puṣpa, hoa Bôn Noa Ca Punnāga… mỗi mỗi vẽ hoa rải tán trên tranh.

Lại ở bên trái Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, bên trên Thánh Diệu Cát Tường, vẽ núi Diệu Cao Sumeru, cung điện, lầu gác… dùng vô số báu màu nhiệm trang nghiêm, hoa Ưu Bát La đầy tràn trên ấy. Ở trong núi ấy lại vẽ tám Đức Phật Thế Tôn.

Thứ nhất là Bảo Đỉnh Như Lai Ratna śikhi tathāgata, đỉnh đầu có báu lưu ly, báu hoa sen hồng, báu Đế Thanh Indra nīla, báu Đại Thanh Mahānila, báu Thạch Tạng … Thân Phật ấy khoác áo vàng, trật áo hở vai phải, ngồi kiết già, đủ ba mươi hai tướng, tám mươi chủng tử, tất cả trang nghiêm, làm tướng thuyết pháp.

Thứ hai là Khai Hoa Vương Như Lai Saṅkusumita rājendra tathāgata, thân màu vàng ròng, phóng ánh sáng báou lớn, rải hoa Thích Ý Sumana, hoa Phộc Câu La Vākula, ngồi kiết già, quán sát Thánh Diệu Cát Tường Bồ Tát.

Thứ ba là Sa Lăng Nai La Vương Như Lai Sālendra rāja tathāgata, thân như màu hoa sen vàng ròng, làm tướng Thuyết Pháp.

Thứ tư là Diệu Nhãn Như Lai Sunetra tathāgata.

Thứ năm là Nậu Bát La Sa Hám Như Lai Duḥ prasaham tathāgata.

Thứ sáu là Biến Chiếu Như Lai Vairocana tathāgata.

Thứ bảy là Dược Sư Lưu Ly Vương Như Lai Bhaiṣajyavaiḍūrya rāja tathāgata.

Thứ tám là Đoạn Nhất Thiết Khổ Vương Như Lai Sarvaduḥkha praśamanaṃ rājendra tathāgata.

Tám Đức Phật như vậy khắp đều có màu vàng ròng, mắt nhìn Đức Thích Ca Như Lai, tay làm tướng Vô Úy.

Lại ở trong hư không bên trên Đức Như Lai, có mây tuôn mưa các hương hoa.

Hai góc của bức tranh, vẽ hai vị Tịnh Quang Thiên Tử trụ trong hư không, đỉnh lễ Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Chư Phật.

Trước tiên nói tám vị Bích Chi Phật.

Ấy là: Hiến Đà Bích Chi Phật Gandha, Ma Nại Nẵng Bích Chi Phật Mādana, Tán Nại Nẵng Bích Chi Phật Candana, Ô Bát Lý Sắt Tra Bích Chi Phật Upariṣṭa, Thấp Thổ Đa Bích Chi Phật Śveta, Tất Đa Kế Đổ Bích Chi Phật Sita ketu, Nễ Nhĩ Bích Chi Phật Nemi, Tô Nễ Nhĩ Bích Chi Phật Sunemi.

Ở phía sau Bích Chi Phật, lại vẽ tám vị Đại Thanh Văn Tôn Giả. Ấy là Tôn Giả Xá Lợi Phất Śāri putra, Tôn Giả Đại Mục Kiền Liên Mahā maudgalyāyana, Tôn Giả Đại Ca Diệp Mahā kāśyapa, Tôn Giả Tu Bồ Đề Subhūti, Tôn Giả La Hầu La Rāhula, Tôn Giả Nan Đà Nanda, Tôn Giả Bà Nại Lý Ca Bhadrika, Tôn Giả kiếp.

Tân Na Kaphiṇa. Nhóm Thanh Văn Duyên Giác như vậy đầy đủ các tướng, phước đức đoan nghiêm, chắp tay cung kính, chiêm ngưỡng Đức Thế Tôn.

Lại ở mặt bên trên Đức Phật Thích Ca, vẽ riêng hai vị Tịnh Quang Thiên Tử, thân mặc áo Hoa Man, tay cầm cái lọng báu, dùng châu báu, Anh Lạc, vòng hoa báu, hoa sen, báu Đại Thanh… thù diệu trang nghiêm, che trùm trên đỉnh đầu của Đức Thích Ca Như Lai.

Lại ở bên dưới bàn chân của Đức Phật, có ao hoa sen cùng với chỗ gần sát Diệu Cát Tường với Ô Bạt Nan Đà Long Vương Upananda nāgarāja, vẽ một núi báu từ ao sen nhô lên bên trên, có vách đá báu, cây báu vây quanh treo San Hô, dây leo, cỏ cây, hoa quả đều là châu báu trang nghiêm. Có vị Đại Tiên Nhân cư ngụ ở núi.

Phía Bắc núi này, vẽ Diệm Mạn Đức Ca Phẫn Nộ Minh Vương Yamāntakakrodha vidya rāja, làm tướng đại ác, tay phải cầm sợi dây, tay trái cầm cây gậy, mặt hiện tướng cau mày, bụng to lớn.

Thân như màu mực có thể ví như mây đen, râu tóc đều dài làm màu đỏ vàng, hai mắt đều màu hồng, mười móng tay dài, tất cả trang nghiêm, quàng áo Hồ Ly, chiêm ngưỡng Diệu Cát Tường như tướng nhận sự răn dậy thọ sắc, khắp thể tỏa lửa sáng hay phá hoại tất cả chướng nạn, ở bên dưới núi ấy, ngồi trên tảng đá lớn.

Lại gần Nan Đà Long Vương Nanda nāgarāja, vẽ người trì tụng, tùy theo thân mạo, quần áo ấy mà vẽ, quỳ gối phải sát đất, tay bưng lò hương.

Dưới chân Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni, phía bên phải, từ ao hoa sen nhô lên ngọn núi báu, trang nghiêm thù diệu cũng như tướng của ngọn núi lúc trước, ở mặt bắc của núi, cũng vẽ vị Phẫn Nộ Minh Vương.

Lại ở bên dưới Thánh Quán Tự Tại, lại vẽ ngọn núi ấy, làm màu hoa sen hồng, cũng dùng châu báu trang nghiêm, dùng báu Lưu Ly làm đỉnh ngọn núi.

Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát hóa làm một vị Thánh Đa La Bồ Tát Ārya tārā thân màu vàng ròng, chẳng mập chẳng gầy, chẳng già chẳng trẻ, mặc mọi loại áo tối tượng, khoác Tiên Y màu hống, làm tướng người nữ, mọi loại trang nghiêm, tay trái cầm hoa Ưu Bát La, tay phải làm tướng thí nguyện, mặt hiện vui giận, ngồi kiết già, khắp thân tỏa ánh sáng, chiêm ngưỡng Thánh Quán Tự Tại.

Ở trên ngọn Lưu Ly lúc trước, lại vẽ cây Long Hoa. Hoa ấy thù diệu nở đầy cây, cành lá rũ bốn bên ngay trên đỉnh đầu của Bồ Tát như dù lọng. Ở trước mặt Bồ Tát, mọi loại châu báu tỏa ánh sáng nghiêm sức.

Vị Bồ Tát này hay phá tất cả chướng nạn, chặt đứt các sự sợ hãi. Nếu người trì tụng cùng làm ủng hộ, làm tượng Thiên Nữ cũng là chỗ biến hóa của Đức Phật, hay ban cho nguyện mong cầu của tất cả chúng sinh đều được mãn túc. Lại là mẹ của Diệu Cát Tường Đồng Tử, lợi ích tất cả hữu tình.

Ở trong núi này, cũng vẽ vị Phẫn Nộ Minh Vương. Chư Phật nói rằng vị Đại Minh Vương này có công năng lớn, có thế lực lớn, đủ đại bạo ác, làm đại phẫn nộ, hay phá thất cả chướng nạn. Nếu có chúng sinh cang cường hủy báng Thánh Giáo thì hay khéo điều phục khiến cho kẻ ấy tin nhận. Nếu có người trì tụng thì hay làm ủng hộ.

Lại có người hủy báng Chân Ngôn, khinh chê Tam Bảo với tạo tất cả nghiệp tội, hoặc ở trên hư không, hoặc trên bốn trụ địa, hoặc ở dưới đất đều khiến điều phục, tùy thuận tu học.

Ở tranh tượng đã vẽ này, khiến cho bốn phương, bốn góc, bên trên, bên dưới giáp vòng ngay ngắn. Ở mặt bên dưới của bức trang, gần đường viền, vẽ vị Đại Hải Long Vương, hình như tướng người, thân thể màu trắng, đoan nghiêm thù diệu, bùng Ma Ni, châu báu trang sức ở thận, khắp thân tỏa ánh sáng.

Ở đỉnh kế ấy đội bảy đầu Rồng, đủ đại phước đức, thực hành đại tinh tiến, tên là A Nan Đa Ananta cũng gọi là Đại Long Mahā nāgendra, hướng mặt về phương Bắc, chiêm ngưỡng Đức Như Lai, phụng giáo sắc của Phật, lợi ích cho tất cả chúng sinh trong thế gian, phá các chướng nạn.

Nghi tắc của tranh tượng này rất ư thù thắng. Như Lai quá khứ tùy theo căn cơ diễn nói, nay ta lược nói.

Nếu có người trì tụng thì người ấy được vô biên phước. Lại có câu chi kiếp đã gây ra tội nặng thì ở trong sát na mau được tiêu tan.

Nếu có mười ác, năm nghịch, phá giới, làm ác, luân hồi trong nẻo ác làm loại hèn mọn, chưa từng đối với pháp, thọ trì tùy vui. Nếu gặp bức tranh này mà tùy vui chiêm ngưỡng thì ở khoảng sát na, khiến tội mau diệt, huống chi là người trì tụng đối với Chân Ngôn Diệu Pháp thường thực hành thành tựu.

Nếu lại có người trải qua câu chi kiếp cúng dường tất cả Phật thì phước đức đạt được không có đo lường được. Công đức của người trì tụng kia với người có vẽ tranh cũng lại như vậy, được phước đức vô lượng.

Nếu lại có người dùng hương, hoa, thức ăn uống cúng dường hằng hà sa số vô lượng Chư Phật với Chư Bồ Tát, Thanh Văn, Bích Chi Ca thì người ấy được quả phước chẳng thể đo lường.

Nếu người đối với Chân Ngôn Nghi Quỹ này, đọc tụng cúng dường thì công đức có được cũng lại như vậy, chẳng thể đo lường.

Lại nữa, nếu đệ tử có thọ pháp ở trước bức tranh này, thành tựu tất cả Chân Ngôn Hạnh, cầu Thanh Văn, Bích Chi Phật với Đại Bồ Tát ấy thì người đó quyết định mau được thành tựu.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần