Phật Thuyết Những Kinh Do Tăng Già La Sát Tập Thành - Phần Một

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Tăng Già Bạt Trừng, Đời Phù Tần

PHẬT THUYẾT NHỮNG KINH

DO TĂNG GIÀ LA SÁT TẬP THÀNH

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Tăng Già Bạt Trừng, Đời Phù Tần  

PHẦN MỘT  

Tăng Già La Sát, người nước Tu Lại. Sau khi Đức Phật nhập diệt bảy trăm năm, Ngài sanh ở nước này, xuất gia học đạo, du hành, giáo hóa các nước, cho đến lãnh thổ nước Kiền Đà Việt, làm thầy của Vua Chân Đà Kề Nị.

Ngài là bậc cao minh tuyệt thế, có nhiều dịch thuật và sáng tác. Tại nước đó, Ngài tập thành Kinh Tu Hành Kinh và Đại Đạo Địa Kinh.

Ngài lại trước tác Hiến chương của Kinh này rằng: Đức Thế Tôn từ lúc mới thành đạo đến nay bị chìm đắm hư vô, sở hành không có lớn, nhỏ, phải theo sự việc mà luận bàn, từ việc du hóa, hạ tọa an cư, không việc gì mà không thiếu sự khúc chiết. Tuy bổn hạnh chiếu khắp, vấn đề độ đời như các Kinh chép.

Đức Phật lúc đi, lúc ở thì hết sức bất ngờ. Nay xem Kinh này mà nhiều người được ngộ đạo, truyền bá cho đến nay. Cho dù ta có được sức lực của đại lực sĩ, chân thật không hư dối, đứng ở dưới cây này, tay vịn lá cây mà bỏ thân mạng.

Cho dù có thế lực to lớn của con đại tượng cũng không thể di chuyển được ta tí nào. Ngay lúc trà tỳ cũng không đốt lá cây này, nhưng sau đó ta liền đứng mà mạng chung.

Vua Kế Nị Tự đến nhưng không thể lay động được. Vua liền dùng voi lớn kéo nhưng vẫn bất động, đến chỗ trà tỳ, hơi nóng bốc lên mà lá vẫn không thương tổn.

Ta liền bay lên Cõi Trời Đâu Thuật, cùng đàm luận điều cao xa trong của Đạo Sĩ Di Lặc, lá vị Phật sắp bổ xứ vào thời hiền kiếp thứ tám.

Vào năm hai mươi niên hiệu Kiến Nguyên, Sa Môn Tăng Già Bạt Trừng, người nước Kế Tân mang Kinh này đến Trường An, Thái thú Võ Oai là Triệu Văn Nghiệp xin phép được xuất bản.

Ngài Phật Niệm phiên dịch, Ngài Huệ Trung làm Bút Thọ, chính lúc Ngài Mộ Dung gặp nạn ở ngoài thành cận giao, nhưng dịch phẩm không ổn. Tôi cùng với pháp hòa đối chiếu để kiểm định, đến ngày ba mươi tháng mười một mới xong.

Năm này xuất bản sáu mươi quyển Kinh A Hàm, bốn mươi sáu quyển Kinh Tăng Nhất A Hàm, trong lúc đánh trống phạt cổ, gõ mõ kích thác để phổ cáo, xuất bản hơn một trăm quyển Kinh này.

Dù lúc cùng đường hay thông suốt vẫn không biến đổi, há chẳng phải là di tích xưa của Tiên Sư đó sao?

Bấy giờ Bồ Tát lúc mới tu hành, vì thương xót thế gian nên phát tâm với đạo.

Vì Ngài xuất gia cho nên thực hành nhẫn nhục.

Vì không tương ứng nên tâm tam muội bị đoạn.

Vì vô trí nên hành trí huệ Kim Cang.

Vì để trừ bỏ sự đùa giỡn, hành Chân Đế, cho nên từ bỏ ý ô uế.

Vì trực hạnh nên hành khổ hạnh.

Vì có lòng từ hiếu với cha mẹ cho nên kiên cố không bỏ thệ nghiện.

Vì ly dục cho nên làm theo điều nhiêu ích.

Vì đã niệm báo ân cầu giải thoát cho nên mặc áo Cà Sa.

Vì muốn tịch tĩnh ở nơi núi rừng cho nên không để ý mọi việc.

Vì hành giả tìm hiểu nơi người thân cho nên biết thân mình là sự trói buộc.

Vì miệng thực hành không nói dối cho nên đối với tất cả gốc khổ, ý không niệm nhưng không xả hiện hữu vậy.

Hoặc lại lúc Bồ Tát thực hành trí huệ, nhờ những điều đã biết cho nên gọi là trí huệ, luôn luôn trong mọi hành động của Ngài và sự không hiểu sâu nghĩa lý của các chúng sanh, Ngài mãi mãi khuyến hóa, phân biệt bằng trí tuệ xác quyết của Ngài: Đây là sâu, đây là cạn, thanh tịnh, rất có lợi.

Đây là ác, đây là xấu, thân cận thiện tri thức. Pháp này không loạn, vô lượng vô hạn, cũng không tăng giảm.

Giống như cái kiếm, cái kích đã chặt thì đứt, trí huệ của Ngài cũng lại như vậy.

Vì hiện đệ nhất nghĩa cho nên có trí huệ sáng suốt.

Vì ý mình tối tăm, bế tắc cho nên mở cái thấy tương ứng với sự sáng suốt. Nhờ có cái hạnh nên căn môn đầy đủ.

Vì không khiếp nhược cho nên thể hiện oai lực của mình, vì muốn đoạn tài nghiệp bất thiện nên hiện ra có tài nghiệp. Bất thiện là không thể nắm bắt được, cho nên hiện ra trân bảo như vậy.

Vì đoạn mạng cho nên hiện ra thọ mạng.

Vì đoạn các kiết sử cho nên ra sức quán sát việc lâu xa. Cùng người phân biệt đều khiến cho họ giải quyết rõ ràng để cứu mạng họ khỏi bị nguy khốn.

Vì sự ưu sầu cho nên khởi tâm hoan hỷ.

Vì để dứt ý không khởi cho nên lìa pháp ác mà thành tựu thiện pháp.

Vì bỏ tà theo chánh, nhờ vậy cho nên Ngài thành tựu sức mạnh trí tuệ.

Vì sự sanh tử cho nên muốn đoạn vọng kiến, đến chỗ giải thoát.

Vì dạo khắp thế gian cho nên tu hành tất cả cảnh giới.

Cứu cánh của nhất thiết trí và để đạt đến vô vi Niết Bàn.

Khéo đứng không di động

Liền đến cõi Bất Hoàn

Cả trăm kiếp tu hành

Không có tưởng ba đời

Không có sợ sanh tử

Tiêu diệt hết ba cõi

Muốn thanh tịnh chúng sanh

Ngài không còn hy vọng.

Bấy giờ, khi Bồ Tát tu hành Chân Đế, tên của Chân Đế đó là tâm không hư vọng. Không nói hai lời, thường vui thích việc đó, cũng không có bỉ thử, luôn luôn vui thích sự thật ấy. trong lúc thức hay ngủ, chưa từng đù giỡn, cũng không thích nói dối.

Lại nghe: Ngày xưa có một vị Vua tên là Tu Đà Ma, ở trong cung Vua có chế ra loại trống pháp để thống lãnh bốn cõi, khi đánh lên thì Quần Thần, nhân dân không ai không nghe.

Vị Vua có đức như vậy, đi đến ao nước để tắm rửa, cỡi lên xe Vũ Bảo, muốn ra khỏi thành. Bấy giờ có một Bà La Môn nhan sắc đoan chánh, thông minh trí tuệ, muốn đến chỗ Vua để xin châu báu. Bà La Môn liền tâu với Vua, tự xưng tên họ, đưa tay lên, nói lời cầu xin.

Bấy giờ nhà Vua nghe tiếng nói người hành khất liền hoan hỷ, mới bảo rằng: Thôi đi, thôi đi, này Tôn Giả! Chờ ta về nước sẽ cứu tế cho.

Phàm phép của Vua là không nói hai lời. Nhà Vua liền đến ao nước tắm rửa. Tắm rửa xong liền muốn trở về nước.

Bây giờ có con quỷ có cánh bay Sí Phi tên là Yết Ma Sa Ba La, hiện tướng khủng bố, tay cầm thân Vua. Khi ấy nhà Vua liền tự rơi nước mắt.

Lúc đó con quỷ quán thấy tâm của nhà Vua như vậy, liền hỏi: Tại sao Đại Vương?

Vì sao Ngài lại khóc, có tâm ưu sầu thế này?

Bây giờ Bồ Tát trả lời: Ta không có cái tưởng về thân ta. Vì ta có hứa cho của báo cho vị Bà La Môn cho nên ta mới ôm lòng sầu lo như vậy.

Khi ấy con quỷ nói với nhà Vua: Tôi chưa bao giờ nghe chuyện hết sức kỳ quặc như vậy. Thế gian rất hiếm có. Nếu vì nhân dân của Ngài, vậy tôi cũng đến để xem thử.

Nay nếu tôi thả Vua ra, vậy Vua có trở lại chăng?

Bây giờ Vua hết sức sung sướng. Khi ấy con quỷ có hai cái cánh, nó bay lên hư không, quán xét lời nói của Vua, liền thả Vua ra.

Bây giờ Bồ Tát trở về nước, hoan hỷ lấy của cho Bà La Môn ấy. Đó chính là lời nói sự bố thí không hu vọng, không hối hận, có sự thẩn xét chân thật.

Khi ấy vị Quốc Vương liền trở lại chỗ con quỷ, tự xưng tên họ nói: Ta đã đến đây. Bây giờ con quỷ thấy hình mạo của nhà Vua liền kinh sợ, vì Vua đã nói lời thành thật. Nhan sắc của Vua không thay đổi, trừ bỏ sân hận, không có ý sát hại.

Nó liền nói: Thật là chuyện hết sức kỳ dặt, ta chưa từng nghe bao giờ.

Nó nói bài kệ:

Ta thà uống chất độc

Dao bén cắt thân thể

Phước xưa sanh Vương Tộc

Dũng mãnh không hư dối

Nay tôi tôn kính Vua

Cải hối, tu hạnh thiện

Nước đồng sôi đổ miệng

Ai dám hại Pháp Vương?

Đức Ngài không ai bằng.

Nên theo với Quốc Vương

Theo Vua, không giết nữa.

Cúng sanh được an lạc.

Bây giờ khi Bồ Tát tu hạnh nhu hòa, tâm Ngài nhu hòa, có danh tiếng tốt, lời nói không thô bạo. Vì muốn cầu pháp nên thường gìn giữ ý, chưa từng sanh lòng oán ác, không sanh hy vọng, miệng không nói lời ác. Vì người ngu si nên hiện tướng trí huệ.

Vì từ tâm cấu uế nên ai cũng khen ngợi, không có ý tưởng tự cao, không tùy thuận các điều hư huyễn. Nhờ Chư Phật ủng hộ nên đạt được cái đức như vậy. Ngài cũng không có điều gian ngụy.

Những ô uế như vậy thảy đều tránh xa. Bên trong Ngài có được tâm nhu hòa, thiện căn vốn đầy đủ, mọi người đều mến yêu. Ngài không tiếc thân mạng nên Thần Tiên đều khen ngợi.

Ngài có sự nhu hòa như vậy thì có thể quán biết quả báo thiện ác của Ngài. Trí huệ công đức của Ngài đầy đủ như đã nói trên. Gốc thiện cũng không đoạn mất khi bần cùng.

Ngài bố thí vàng bạc, châu báu để trừ bỏ các ô uế. Lúc Ngài thọ mười tuổi, gặp điều ách nạn, vì muốn tự tại sống còn nhưng Ngài cũng không sát sanh. Thân tạo nghiệp lành, tâm sanh của cải, miệng thì truyền giáo. Khi hành động tạo nghiệp, Ngài trừ khử những điều ô uế ngăn che.

Bây giờ, này các Tỳ Kheo, người ở thế gian có thân đã được dừng nghỉ, nó không phải là sở hữu của thiện ác, những ý tưởng sở hữu đã chất dứt hoàn toàn, nhờ đã chấm dứt hoàn toàn nên xa lìa sự nhiễm trước mà đời trước đã tạo ra. Khi nhiễm trước đã đoạn, đã hết nên không tạo ra nữa, nên đoạn trừ gốc khổ, hết sự bại hoại.

Nói như vậy xong, làm pháp trụ này, ở trong diệu pháp tâm sâu ấy, như tay cầm bánh xe sáu tháng mà không giãi đãi. Các Đức Phật Thế Tôn đều biết rõ hết, đều thành tựu hết.

Bây giờ liền nói bài kệ:

Không tạo ý dua nịnh

Nên không tạo nghiệp ấy

Ý dũng mãnh như biển

Đầu mặt con đảnh lễ

Biết rõ nghiệp tà pháp

Luôn quán sát như vậy

Nhu hòa không thô bạo

Vô trước, đời hiếm có.

Bây giờ, lúc Bồ Tát từ hiếu đối với cha mẹ, tâm Ngài có sự báo ân, cung kính, thừa sự, xa điều ác, theo điều thiện, tùy thời cúng cấp, tối ngủ dậy sớm thăm dò ý cha mẹ, không việc gì mà không làm.

Những điều cha mẹ giáo huấn, ngăn cấm, chưa từng vi phạm. Ngài có tâm nhu hòa như vậy cho nên mới có việc làm như vậy. Tâm Ngài đã tu hành, thường tự quán sát, nên làm việc gì, những điều đã nghe giáo huấn liền biết rõ.

Tâm thường hoan hỷ, ái kính tất cả. Nhớ nghĩ, biết rõ tâm của cha mẹ nên thường nghĩ việc muốn báo ân.

Điều này không bao giờ có: đó là không nói lời thô bạo.

Lại nghe, ngày xưa, lúc Ngài chưa thành Bồ Tát, còn làm con Đại Tượng Vương, đoan chánh vô song, đầu, mắt, da, lông thảy đều đoan chánh, ai xem cũng không chán, tai dầy, sung mãn hơn các con voi khác, răng dài, móng vuông vức, có tâm vui thích, môi răng đều đỏ, đầu tai đều tròn trịa.

Hình thể vuông vức, hết sức to lớn, cao rộng, giống như hòn núi cao, bước đi chững chạc, bảy chỗ đầy đủ, giống như hoa sen xanh, bước đi vững vàng không có trở ngại, do Long Nữ sanh ra, rong chơi trong núi đầm, sắc như tuyết trắng.

Khi bị thợ săn bắt được, dắt đi, bấy giờ cây cối, núi rừng thảy đều nghiên mình buồn thảm, nước tự dâng lên chỗ voi ở, thợ săn đem dâng các đồ ẩm thực ngon ngọt, nhưng voi vũng không chịu ăn.

Bấy giờ người huấn luyện voi đến trước, quỳ dài chắp tay nói với con voi ấy bằng bài kệ:

Tôi vốn tạo thiện tâm

Sao lại không chịu ăn

Mời voi thần đến đây

như có tâm oán hận?

Bấy giờ voi Thần liền nói kệ đáp lại:

Mẹ tôi bị mù mắt

Nhớ mẹ không thể ăn

Già yếu thêm sầu não

Cho nên xin tha mạng.

Ở trong núi sâu kia, mẹ tôi không ăn, đói khát, chắc chắn sẽ bị chết, việc này hết sức độc hại, thống khổ làm cho mẹ con phải ly biệt.

Vì sự sầu lo ấy nên tôi không thể ăn được. Không có quả ngon để dâng cho mẹ tôi, như vậy, cả tôi và mẹ tôi đều chết. Con voi Thần nói những lời chua cay ấy xong, lúc ấy người thợ săn liền hoan hỷ thả voi ra.

Bấy giờ ở nước Câu Tát La có một trụ xứ ở ẩn của một Học Sĩ tên là Diễm Thí. Vị này tu hành Thập Thiện đầy đủ công đức, ôm bát đi lấy nước. Khi ấy Quốc Vương nước Câu Tát La xuất hành để đi săn, đuổi theo con nai từ trong núi phóng ra. Nhà Vua liền buông tên, lỡ bắn trúng Diễm Thí.

Bấy giờ Diễm Thí kêu la, lo cho cha mẹ, nói: Tôi giống như con chim mà không có hai cánh, cha mẹ tôi tuổi già, mù lòa không thấy đường, nay tôi bị trúng tên độc, đều sẽ phải chết. Cha mẹ tôi thì tu tứ đẳng tâm.

Liền nói bài kệ:

Vì cha mẹ tôi già

Khi cha mẹ sanh con

Tự giác và giác tha

Như sắc, thanh và văn

Tối thắng thương quần sanh

Phát tâm đều diệt độ

Mắt mù không thấy đường

Muốn được nhờ sức con

Tất cả đồng tự tướng

Người trí tự dứt ý

Đều đưa đến Đạo Tràng

Tối diệu nghĩa thế gian.

Lúc mới phát tâm thì gọi là Bồ Tát, có các hạnh như vậy: Tiêu diệt vô minh, mà không có khả năng trừ vô minh. Vì muốn hiện trí tuệ sáng suốt để tu hành nên trừ bỏ cái sở giác. 

Bồ Tát quán sát như vậy: Bấy giờ đối với các loại chúng sanh, thiện ác thực hành lòng đại bi. Vì thương xót thế gian cho nên phát tâm đến với đạo. Chúng sanh đều là ái trước, cũng không tự dùng năng lực để trừ sở giác. Bồ Tát quán sát như vậy. Bấy giờ đối với các loài chúng sanh mà khởi lòng đại từ.

Chúng sanh bị sắc trói buộc, bị dục ái trói buộc, không ai có thể hiểu sắc, ngoại trừ người trí tuệ. Bồ Tát quán sát như vậy nên đối với chúng sanh khởi lòng đại từ.

Đó là: Chúng sanh bị hai ý niệm oán và ghét giao nhau, trói buộc, không ai có thể biết được điều ấy, ngoại trừ người có trí. Bồ Tát quán sát như vậy nên đối với loài chúng sanh mà khởi tâm đại từ.

Đó là: Chúng sanh bị gánh nặng khổ, bị khổ làm hại, không ai có thể vượt qua gánh nặng khổ này, ngoại trừ người có trí.

Bồ Tát quán sát như vậy nên đối với loài chúng sanh mà phát sanh đại từ, là: Loài chúng sanh thường ôm lòng sợ hãi, trăm thứ khổ cùng lúc ập đến, không ai có thể trừ được sự sợ hãi này, ngoại trừ người có trí. Bồ Tát quán sát như vậy nên đối với loài chúng sanh khởi tâm đại từ.

Đó là: Loài chúng sanh bị sự đói kém, khát ái áp bức, không ai có thể trừ được đói kém này ngoại trừ người có trí. Bồ Tát quán sát như vậy nên đối với lòng chúng sanh khởi lòng đại từ.

Đó là: Loài chúng sanh bị bệnh khốn bức bách, một bệnh chuyển động thì trăm thứ bệnh tăng, không ai có thể thoát khỏi bệnh này, ngoại trừ người có trí. Bồ Tát quán sát như vậy nên đối với chúng sanh khởi lòng đại từ.

Đó là: Loài chúng sanh bị sanh, già, bệnh, chết thường theo đuổi thân mà bị tai hoạn. Không ai có thể thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết để được vô vi ngoại trừ người có trí. Bồ Tát quán sát như vậy nên đối với chúng sanh khởi tâm đại từ.

Đó là: Loài chúng sanh mọi việc đều trở thành bỉ ổi, đắm trước tưởng hữu tường, không ai trừ được sự kết thúc bỉ ổi đó, ngoại trừ người có trí. Bồ Tát quán sát như vậy nên đối với loài chúng sanh khởi lòng đại trừ.

Đó là: Đối với chúng sanh có việc không làm được nên chí tánh hoang mang, hỗn loạn, không ai có thể làm việc ấy rốt ráo được, ngoại trừ người có trí. Bồ Tát quán sát như vậy nên đối với chúng sanh khởi lòng đại từ.

Đó là: Chúng sanh tham trước một chút mùi vị mà phải trải qua các thứ khổ, không ai có thể thoát khỏi khổ não này, ngoại trừ người có trí.

Bồ Tát quán sát như vậy nên đối với chúng sanh khởi tâm đại từ, đó là: Chúng thường ôm lòng do dự, mong mỏi điều xa sự chánh, gần sự tà. Không ai có thể đoạn trừ sự hồ nghi ấy, ngoại trừ người có trí. Bồ Tát quán sát như vậy nên đối với chúng sanh khởi lòng đại từ.

Đó là: Chúng sanh có bao nhiêu kiến thú quan niệm thú hướng, không ai có thể bạt trừ kiến thú này, ngoại trừ người có trí.

Bồ Tát quán sát như vậy nên đối với chúng sanh khởi tâm đại từ: Những trần cấu chúng sanh đắm trước, không thể vượt qua bỉ ngạn, không ai có thể đạt đến bỉ ngạn, ngoại trừ người có trí. Bồ Tát quán sát như vậy nên đối với chúng sanh khởi tâm đại từ.

Đó là chúng sanh bị ba thứ lửa hẩy hừng thiêu đốt, không ai có thể thoát khỏi chúng, cũng không ai có thể dùng pháp vũ để tiêu diệt chúng, ngoại trừ người có trí. Bồ Tát quán sát như vậy nên đối với chúng sanh khởi tâm đại từ.

Đó là: Chúng sanh bị luân chuyển trong vòng sanh tử, không bao giờ dừng nghĩ, cũng không ai có thể đạt đến bỉ ngạn, ngoại trừ người có trí. Bồ Tát quán sát như vậy nên đối với chúng sanh khởi tâm đại từ.

Đó là: Chúng sanh bị hành động ô uế, nhiễm trước làm tăng trưởng gốc sanh. Không ai có thể thoát khỏi sự sanh tử này, ngoại trừ người có trí. Bồ Tát quán sát như vậy nên đối với chúng sanh khởi tâm đại từ.

Đó là chúng sanh thân thì bị sự hiểm nghèo lớn, tay thì vịn dây nguy khốn, không ai có thể thoát khỏi sợi dây nguy khốn ấy, ngoại trừ người có trí. Bồ Tát quán sát như vậy nên đối với chúng sanh khởi tâm đại từ.

Đó là chúng sanh như tằm ăn dâu, bị hành động xua đuổi, bức bách. Cũng không ai có thể thoát khỏi dòng thác ấy, ngoại trừ người có trí. Bồ Tát quan sát như vậy nên đối với chúng sanh khởi tâm đại từ.

Đó là: Chúng sanh thường ôm lòng hy vọng hướng tới sự sanh tử lớn, cũng không có thể đình chỉ làm cho nó trở lại, ngoại trừ người có trí.

Bồ Tát quán sát như vậy, đó là: Chúng sanh hướng tới ác đạo, thường có tưởng dục hạnh, không ai có thể an xử chánh đạo, ngoại trừ người có trí. Bồ Tát quán sát như vậy nên đối với chúng sanh khởi tâm đại từ.

Đó là: Chúng sanh mãi mãi trong tối tăm, vô trí, không ai có thể thoát khỏi con đường tà này để được chánh trí, ngoại trừ người có trí. Bồ Tát quán sát như vậy, nên đối với chúng sanh phát tâm đại phát từ.

Đó là: Chúng sanh không chiếu soi để thấy cứu cánh, thấy hiền Thánh Đế. Không ai có thể làm cho mình thấy được Hiền Thánh đế, ngoại trừ người có trí. Bồ Tát quán sát như vậy nên đối với chúng sanh khởi tâm đại từ.

Đó là: Chúng sanh mãi mãi ở trong sự lưu động đình trệ, không ai có thể thoát khỏi sự lưu trệ ấy, ngoại trừ người có trí. Bồ Tát quán sát như vậy nên đối với chúng sanh đại từ.

Đó là: Chúng sanh không có nhàn tịnh, cùng tương ưng với các thú. Không ai có thể đạt được sự nhàn tịnh ấy, ngoại trừ người có trí. Bồ Tát quán sát như vậy nên đối với chúng sanh khởi tâm đại từ.

Đó là: Chúng sanh mãi mãi bị nhiễm trước bởi tham trước kiết sử, không ai có thể diệt trừ được kiết sử ấy, ngoại trừ người có trí. Bồ Tát quán sát như vậy nên đối với chúng sanh khởi tâm đại từ.

Đó là: Chúng sanh gặp điều khổ nạn, chí tánh mê man, tán loạn, không ai có thể làm cho họ đến chỗ giải thoát, ngoại trừ người có trí. Bồ Tát quán sát như vậy nên đối với chúng sanh khởi tâm đại từ.

Đó là: Chúng sanh cho dục là thanh tịnh, bên trong dẫy đầy hôi thối, không ai có thể thoát khỏi ái dục này, ngoại trừ người có trí. Bồ Tát quán sát như vậy cho nên đối với chúng sanh khởi tâm đại từ.

Đó là: Chúng sanh cho dục là vui nên bị các ấm làm khổ hoạn, không ai có thể hiểu được đệ nhất nghĩa để đạt đến Niết Bàn, ngoại trừ người có trí. Bồ Tát quán sát như vậy nên đối với chúng sanh khởi tâm đại từ.

Đó là: Chúng sanh chấp trước cái tưởng hữu thường, cho là không di động, không ai có thể chỉ con đường Niết Bàn, ngoại trừ người có trí. Bồ Tát quán sát như vậy nên đối với chúng sanh khởi tâm đại từ.

Đó là: Chúng sanh chấp tưởng về ngô ngã ngã tưởng, không hiểu pháp số, không ai có thể phân biệt pháp, ngoại trừ người có trí. Bồ Tát quán sát như vậy nên đối với chúng sanh khởi tâm đại từ.

Đó là: Chúng sanh không được cứu hộ, chán ghét Niết Bàn, giống như loài chó thường giữ tử thi, chạy Đông chạy Tây không bao giờ dừng nghĩ.

Nay người ngu si hành động cũng lại như vậy, không khác gì con chó ấy, tự mình không có tánh hạnh, chạy Đông chạy Tây không hiểu ý nghĩa Niết Bàn, bị ấm cái ngăn che, không thể quán sát.

Bồ Tát khởi ý dõng mãnh làm cho chúng sanh đến đạo Niết Bàn, liền nói bài kệ:

Có nhiều loại chúng sanh

Thấy khổ gian nan này

Bị mây ấm ngăn che

Bậc trí hiện thế gian

Lưu chuyển trong sanh tử

An xứ ở Niết Bàn

Sống tối tăm, quờ quạng

Trừ mây, ánh sáng hiện.

Bấy giờ Bồ Tát thực hành Đàn thí này, lúc ban đầu hưng khởi pháp tưởng, dùng đồ ăn ngon ngọt, thơm ngon để làm lợi ích chúng sanh, tùy thời cung cấp, cùng tương ưng với đệ nhất nghĩa, tâm không tham tiếc mùi vị, thành tựu sung mãn, trừ bỏ cái trói buộc, cũng không xa lìa, ai đến xin gì cũng cho, khi cho xong không có tâm hối tiếc.

Tất cả đều do trước kia Ngài đã làm các công đức, khiến cho tâm không còn bị trói buộc. Ngài vì mọi người mà gánh nặng cho họ, khiến họ đều bỏ hết kiết sử. Như bố thí ngày hôm nay, thành tựu đều mong ước, Ngài muốn khiến cho chúng sanh thảy đều đạt được đều ưa thích.

Từ nhỏ đến lớn Ngài không có các thứ làm tổn hại, Ngài nhẫn các thứ uế ô, tai hoạn, thi hành công đức, dần dần đạo đức càng dày, để hướng dẫn nhân dân mà làm bậc thuyền sư. Ngài luôn luôn không phế bỏ sự bố thí, thường ưa huệ thí. Bên trong thì tự thanh tịnh, bên ngoài hiện tướng ô uế.

Không xa lìa tất cả, nghĩa là đối với tất cả chúng sanh trừ khử tâm kiêu mạn, không có tâm lười biếng, tâm bố thí đã tăng trưởng, nhan sắc hòa duyệt, không có oán hận.

Không tự khen mình, củng không hạ mình, yêu thích chúng sanh, tất cả của cải đều đem huệ thí. Vì nghĩa đã thành biện nên tập hợp nhân dân, luôn luôn huệ thí không có tâm hối tiếc.

Tâm ý vui vẻ, khen ngợi bố thí, quả báo thấu triệt sâu xa. Ngài lấy kim ngân, châu báu, xa cừ, mã não, xe cộ, nam nữ, thành quách… tất cả thảy đều đem huệ thí.

Bên trong Ngài không có lòng xan tham tật đố, yêu thương kẻ được thí, muốn làm cho họ sung mãn, đầy đủ hy vọng, muốn cho quả báo kẻ được thí đều được kiên cố, muốn làm cho kẻ cỡi thuyền được đến mục đích. Ngài vì kẻ ấy bố thí, cho nên đầy đủ nghĩa này.

Nhờ quán sát quả báo của sự bố thí nên trừ bỏ các kiết, trừ khử sự tham trước của chúng sanh khiến cho không có tà kiến. Trừ khử xan tham, tùy thời sanh sống. Nhờ mua pháp thấm nhuần cho nên mới quy mạng.

Thí vàng bạc, trân bảo

Trông Ngài không biết chán

Voi, ngựa và vàng ròng

Hay thí nhan sắc vui

Xe báo là thứ nhất

Nhan sắc thật hòa duyệt

Bất vàng chứ đầy bạc

Kẻ ấy hoan hỷ thí

Tự thí bằng hòa duyệt

Hoan hỷ mà huệ thí

Nam nữ thật mỹ miều

Vì đời mà huệ thí

Đàn thí không gì hơn

Giống như thượng nhân kia

Ngọc xa cừ mã não

Nay lạy Thích Sư Tử

Sắc tốt đẹp đệ nhất

Cúi lạy bật giải thoát

Ngọc anh lạc trân bảo

Vợ con và nam nữ

Hoặc là chứa đầy vàng

Ai hơn tỷ Sa Môn?

Như quả đầy ngon ngọt

Đầy tràn cả ba cõi

Thân vợ và đầu mắt

Ai thí bằng vị ấy?

Trời người không theo kịp

Ý, đại hải không đáy.

Khi Bồ Tát tu hành giới thì đối với giới giới chứ không phải vô giới và thân, khẩu hành động, tâm khởi pháp Cam Lồ. Giống như hoa quả kia, nhờ che chở gốc mà sanh quả tốt, nhờ đó mà việc làm của người thành tựu.

Giống như kẻ kia sát sanh, không cho mà lấy, dâm dật và các thứ buông lung. Bồ Tát không uống rượu, đối với các giới, trí tuệ, thảy đều đầy đủ, trừ khủ phi giới, đối với Đạo Tràng thường hành tam muội.

Xa lìa phạm giới, cũng không có ý sát hại. Thọ nhận đồ tín thí cúng dường, tâm vật đều thanh tịnh, luôn luôn có vị đáng ưa cũng không vi phạm, bên trong không sứt mẻ, bỏ hữu lậu không theo, cũng không bày vẻ.

Dựa vào quan điểm kiến không hư hại, không uế, không tạo quả ô uế mới, đã trồng giống thiện mới, ngủ hay thức không sầu muộn.

Chúng sanh ấy có sắc đệ nhất. Do công đức ấy cho nên hương lành bay xa. Nhờ thọ dụng của tín thí nên ý thường kiên cố. Nhờ các căn đầy đủ nên không bị tán hoại. Nhờ trí tuệ vững chắc không lay động nên không có gì mà không hủy hoại được. Nhờ vậy người ấy có sự tăng ích, vì vậy người ấy có thể gánh gánh nặng khổ não.

Nhờ có thiện pháp cho nên bất cứ ở đâu cũng không sầu não, cũng không nhiễm trước. Vì hình dáng cho nên có phục sức. Bởi vậy người ấy có của tài bảo vô hạn, vô lượng, vô cùng tận.

Từ lúc Ngài mới phát tâm vẫn chưa từng thay đổi, hối hận, huống chi cấm giới của Bồ Tát đã thành thành tựu?

Bấy giờ liền nói kệ này:

Trên, dưới và bốn phương

Tất cả đều đầy đủ

Thân cận thiện tri thức

Sắc đẹp không ai bằng

Các uế thảy đều trừ

Nhiều lắm sau bảy lần

Các cõi nghe giới hương

Lìa dục là tối yếu

Người thiện tạo công đức

Giới hương, phước số một

Biết ngã là vô ngã

Con nay xin đảnh lễ.

Nếu lại khi Bồ Tát thực hành tin tấn thì tâm vị ấy không duyên vào tâm, cũng không giãi đãi. Xuất gia không vì chướng đoạn, vì chúng sanh nên xuất gia. Vì không di động cho nên có lực duyên. Tất cả chúng sanh có sự tinh tấn này cũng không hơn Ngài được, nên có tâm nhẫn.

Vì có điều tăng ích nên thị hiện thế gian. Vì có công đức nên thị hiện chúng sanh. Vì nhiếp tâm ý nên ý vị ấy không di động. Vì làm thuyền sư cho nên được đến bờ bên kia. Nhờ định cho nên không loạn, phát tâm bước tới nên được vượt qua. Nhờ chúng sanh nên thành tựu nguyện mình. Vì muốn thành đạo nên bố thí voi, ngựa, xe báu.

Bấy giờ Bồ Tát đối với các chúng sanh có sự tinh tấn này, nên ai nghe tiếng tin tấn của Ngài liền phát tâm đến với đạo.

Trong một thân đã làm công đức không thể tính lường, huống chi lại Đức Như Lai đã tạo công đức trong số A tăng kỳ kiếp?

Lúc Ngài ngồi nay thẳng ở Đạo Tràng, hàng phục ngoại đạo, trải qua sanh tử nhờ ý tin tấn nên trừ hết các ưu sầu.

Tinh tấn là số một

Với Phật khéo tự giác

Ngài tối tôn đệ nhất

Với giác ngộ, tự giác

Cúi lạy Vua Pháp Vương

Nay con lạy vô đẳng

Tiếng trống pháp vang xa

Cho nên con cúi lạy.

Hoặc lại khi Bồ Tát thực hành nhẫn nhục thì vô úy, không sợ hãi, không đám trước, không quán xem quả báo của kẻ khác. Ngài có năng lực ủng hộ chúng sanh, thư thường xa lìa điều ác, chí tánh luôn luôn kiên cường, tự tĩnh biết lỗi mình.

Tất cả chúng sanh đều ôm lòng sợ hãi thì làm cho họ không sợ hãi, chỉ cho họ tu giới luật. Cũng vì tất cả chúng sanh hàng phục điều thô ác, bỏ lời nói bất thiện, thương yêu chúng sanh, dựa theo lời nói vô lượng, vô hạn của Ngài, hoặc vị ấy có nghe và được các con đường chí đạo, vi diệu đệ nhất, giống như hoa quả chua từng nở hoa mà bị gió thổi động. Hang sâu trong núi Ngài hái các thứ hoa có hương vị, có nhiều màu.

Ngài là chỗ âm hưởng phức đức, tất cả chúng sanh thảy đều thích nghe. Giống như ong chúa hút vị hoa dùng để làm mật, và các ong con cũng đều làm mật, các nguồn suối nơi nơi chảy tràn, và các vườn Na Đà vui sướng không bằng, dù có chửi mắng cũng đều nhẫn được. Đối với các người cầu mong sự chú thuật thì Ngài chỉ sự tàm quý cho họ.

Chúng sanh hành đạo bị ách nạn thì được Ngài cứu hộ, gọi Ngài là Nhẫn Nhục Tiên Nhân. Bấy giờ Vua Ca Lam Phù đi vào núi sâu muốn săn hưu nai.

Vừa vào trong núi thấy vị Nhẫn Nhục Tiên Nhân ấy, liền đến trước quỳ hỏi rằng: Ngài ở trong núi sâu này để cầu đạo gì?

Đáp rằng: Cầu tu đạo nhẫn nhục.

Bấy giờ Đại Vương không tự quán sát, cũng không quán sát hạnh dục, muốn thí nghiệm Tiên Nhân, liền nói rằng: Nay tôi sẽ chặt đứt tay chân Ngài. Nhà Vua liền chặt tay chân Tiên Nhân.

Lại hỏi rằng: Nay Ngài cầu đạo gì?

Bấy giờ Tiên Nhân đáp: Tôi cầu đạo nhẫn nhục và Tiên Nhân khen ngợi cái đức nhẫn nhục. Khi ấy Đại Vương càng thêm sân hận, muốn giết Tiên Nhân.

Bấy giờ Tiên Nhân đã bị chặt đứt tay chân, liền thề nguyện rằng: Hãy khiến cho ta đời đừng sân hận, cũng không có tâm sân hận đối với Đại Vương. Hiểu rõ tất cả pháp thảy đều hư không.

Lại có vị Tiên khác, có người đến chỗ vị Tiên hỏi: Tại sao Thần Tiên không khởi tâm sân hận đối với vị Vua kia?

Đáp rằng: Nếu khi thực hành sự nhẫn nhục này, có năng lực đại nhẫn nhục này, nên ngay lúc đó không khởi ý sân hận. Nếu quán như vậy thì sắc mặt cũng không thay đổi.

Bấy giờ Hộ Thế Tứ Vương đi đến chỗ của vị Tiên Nhân ấy, khi ấy Đề Đầu Lại tra, đầu mặt đảnh lễ Tiên Nhân hỏi: Nay chúng con muốn giết Vua Ca La Phù, có nên chăng?

Họ nói như vậy xong, khi ấy Tiên Nhân im lặng không trả lời.

Khi ấy Đệ Nhị Thiên Vương lại hỏi rằng: Nay tôi sẽ giết sạch trai gái, lớn nhỏ và nhân dân trong thành quách này, được chăng?

Nói như vậy xong, khi ấy Tiên Nhân vẫn im lặng không trả lời.

Bấy giờ Vua Tỳ Lâu Bì Xoa lại hỏi rằng: Tôi đem tất cả nhân dân trong nước này giết hết, xin Ngài cho phép chứ?

Bấy giờ Tiên Nhân vẫn im lặng không trả lời.

Khi ấy Tỳ Sa Môn Vương hỏi rằng: Tôi muốn đem cảnh giới nước này đến phương khác, xin Ngài chấp thuận?

Bấy giờ Tiên Nhân hoan hỷ khen ngợi đức tính nhẫn nhục, liền nói bài kệ:

Chặt đầu, mắt, tay, chân

Tất cả đều đem cho

Không khởi tâm oán hận

Huống chống lại thế gian?

Bấy giờ Hộ Tế Thiên Vương lại hỏi:

Muốn để cho thân Vua

Vua ấy tuy hung bạo

Không bị báo ác hạnh.

Lo người không lo cho mình.

Nếu khi Bồ Tát tu hành tam muội, giả sử lúc nhập tam muội ấy, có tâm sở duyên, chưa từng quên mất, cũng không phóng dật, giữ tâm chuyên nhất. Nếu lại không ân cần cầu phương tiện, cũng không thọ các hành, hiểu các pháp vị, không đắm vào pháp, trong tâm vị ấy cũng không bị kiết sử.

Trong tam muội ấy thanh tịnh không tỳ vết, hàng phục kẻ địch bên ngoài không hiếp nhược. Nhất tâm hiểu được khí vị, tâm không đắm trước, hàng phục chí tánh, chưa từng giãi đãi, thành tựu sở hành, được tam muội, căn tánh hoan hỷ, tinh tấn, không thay đổi tâm niệm, không thác loạn.

Một kiếp đã tu, rõ biết Đạo phẩm, tâm niệm hoan hỷ, đạt được dũng mãnh. Tất cả đều dùa vào trí, dần dần được đạt đến chỗ hoan lạc. Song Bồ Tát hạnh đối với tam muội hạnh này, khởi tam muội thiện hạnh rồi đạt được tam muội thiện hạnh, lúc đi lúc đứng chưa từng quên mất.

Vị ấy nhờ có hạnh này nên thiện pháp đầy đủ, khởi các thiện hạnh. Tất cả các điều cầu mong đều hiện ra trước mắt. Giả sử tâm có sầu muộn thì dần dần sẽ hàng phục tâm ấy khiến cho không quên mất, tư duy tăng ích, tăng ích điều thiện. Nếu tâm buông lung, lại suy tư đến thiện pháp.

Nếu tâm bị ưu sầu trói buộc, liền có thể suy tư đến cái thiện giải thoát ấy, trong cảnh giới quan minh, oai nghi hoàn thiện, vì người diễn thuyết về uế bệnh, loạn tưởng và các tam muội, các công đức đầy đủ tam muội ở đấy. Ở đó, quả báo tam muội là tối thiện hạnh.

Giống như cây gỗ xanh xanh hiện tịnh giải thoát và các màu khác như xanh, vàng đen, trắng, đều theo tam muội ấy, đến đi không bị chướng ngại, muốn dùng năng lực tam muội thì đống lùa, ánh sáng mặt thời không đâu không chiếu sáng. Người đắc thiên nhãn cũng lại như vậy, ngày đêm suốt chiều, cũng lại đắc thiên nhĩ nghe khắp, Ngài có năng lực như vậy.

Vị Bồ Tát được tam muội này, vô hạn, vô lượng, không thể xưng kể, đều do năng lực của tam muội, cũng nhờ tư duy, nhờ không giải đãi, nhờ trí huệ sáng, biết lúc nào nắm, lúc nào thả, cũng nhờ hy vọng dục tam muội, nhờ xa lìa ác tưởng, nhờ năng lực thuận nghịch của tam muội.

Các tưởng như vậy là do tam muội này sinh ra, các môn tổng trì, thành tựu tam muội, với chỗ thích hợp cũng không mệt mỏi.

Cầu mong phương tiện, vì không kiên cố đối với tam muội cho nên hành tam muội. Vì tất cả dục cho nên hàng phục tâm ý, khéo ủng hộ, tư duy cũng không thác loạn, tùy ý tự tại, không nói lỗi của người, vô lượng, vô hạng không có cùng tận.

Nay đối với tam muội đoạn hết hồ nghi, phóng vô số ánh sáng, dựa vào các thiện pháp mà thanh tịnh được các kiết sử, luôn luôn thực tập tam muội, dựa vào các thiện pháp.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần