Phật Thuyết Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ - Phẩm Một - Phẩm Mười Con đường Thiện Nghiệp - Tập Ba
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã Lưu Chi, Đời Nguyên Ngụy
PHẬT THUYẾT
KINH CHÁNH PHÁP NIỆM XỨ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Bát Nhã Lưu Chi, Đời Nguyên Ngụy
PHẨM MỘT
PHẨM MƯỜI CON ĐƯỜNG
THIỆN NGHIỆP
TẬP BA
Thế nào là ưa thích trộm cắp vật của người khác?
Nghĩa là trộm cắp xong rồi vui mừng, đi theo bọn cướp trong lòng lấy làm vui thích. Sau khi được thì sắm quần áo thức ăn. Sắm xong trong lòng vui mừng, còn khen ngợi công đức của việc trộm cắp. Lại bảo người khác trộm cắp rồi khen ngợi họ. Như vậy gọi là ưa thích trộm cắp.
Thế nào là tạo nhiều nghiệp trộm cắp?
Nghĩa là trộm cắp xong, sắm nhiều giường chiếu, ngọa cụ, mền mùng, thức ăn uống, bánh, thịt, áo quần đẹp đẽ, cùng với dâm nữ vui chơi đánh bạc, đánh cờ tướng.
Trong lòng vui sướng, nói: Ta nay rất vui sướng. Trong tất cả thứ vui, trộm cắp là hơn hết. Nhờ trộm cắp mà ta có đầy đủ giường chiếu, ngọa cụ, mềm mùng, thức ăn uống, có y phục để làm đẹp cho thân, có dâm nữ để vui chơi, đánh bạc, đánh cờ. Đó là thú vui hơn hết.
Nay ta nên thường xuyên trộm cắp để sau này làm tăng sự giàu sang vui sướng cho ta. Như trước đã nói như vậy, tạo nhiều nghiệp trộm cắp chắc chắn bị đọa trong địa ngục.
Thế nào là ưa thích làm và làm nhiều tà dâm?
Kẻ tà dâm kia tâm không quan sát, bị dâm dục che lấp. Nếu ai ở đời trước từ chỗ dâm dục mà đến, đó là uyên ương, ca tân xa ca, khổng tước, anh vũ, cá, chim trĩ, chim yến, A tu la.
Vì từ chỗ dâm dục mà đến nên sinh vào trong cõi này, thường hay theo kẻ đa dục và bạn xấu ác. Hai loại người này ưa thích dâm dục, tâm không quán xét, không nhàm chán, không lìa dục và không quan sát việc làm. Chỗ nào có dục thì tìm đến.
Vì từ chỗ dâm dục đến nên sinh vào chỗ dục này, vui thích hành dâm dục, nên không quan sát được và bị dâm dục che lấp. Như vậy, người tà dâm bất thiện, do sức mạnh của xúc nhiễm nên đối với tất cả đều hỷ lạc. Như vậy là còn hơn tà dâm vì tâm ưa thích làm. Ưa thích làm là cảm xúc ác của tà dâm.
Thế nào là ưa thích tà dâm?
Tuy không thường làm nhưng luôn vui thích, người ấy có tâm phân biệt, đối với chỗ khác không hỷ lạc như đối với việc dâm dục. Như vậy gọi là cảnh giới ưa thích tà dâm.
Thế nào là làm nhiều?
Kẻ phàm phu ngu si tâm không quan sát nên bị tà dâm che lấp. Người kia lại nói công dụng dâm dục là thú vui bậc nhất, nói rằng dâm dục chẳng phải bất thiện, lại dạy bảo nhiều người nên ưa thích dâm dục. Do đó mà kẻ phàm phu ngu si ưa thích làm nhiều tà dâm, đó là ba thứ nghiệp bất thiện của thân.
Khẩu nghiệp có bốn: Vọng ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu và ỷ ngữ.
Thế nào là vọng ngữ?
Nghĩa là trước tự có tâm dối trá, sau đó lừa gạt người khác, như vậy thành ra lừa dối mình và người.
Lại có năm trường hợp làm phát sinh vọng ngữ, chúng thuộc vào tham, sân, tà pháp, bị tâm dục làm cho sợ hãi.
Thế nào là vọng ngữ do tâm sân?
Nếu trước mặt Vua, hoặc trong đại chúng, trong chúng trưởng giả, nếu thiện tri thức, oan gia, khi tranh chấp, làm lợi ích cho thiện tri thức, gây đau khổ cho oan gia. Cho nên nói dối.
Thế nào là vọng ngữ do tâm tham?
Nghĩa là thấy tài sản của người khác, mình dùng mọi cách để lấy vật đó. Cho nên nói dối.
Thế nào là vọng ngữ thuộc vào tà pháp?
Như trong pháp Bà lamôn nói: Vì tạo lợi ích cho các bậc tôn trưởng, vì tạo lợi ích cho trâu bò, sợ mình chết, vì cưới vợ thì vọng ngữ không mắc tội. Lời nói của người đó thuộc tà pháp. Vọng ngữ như vậy là lời thuộc tà kiến của người ngu si.
Lời nói này chắc chắn bị đọa trong địa ngục, cho nên sẽ đưa đến nhân duyên mất mạng, thế nên không được vọng ngữ. Vọng ngữ này là chủng tử bậc nhất của địa ngục. Nói vì cưới vợ mà vọng ngữ thì không có tội, đó là do tâm dục khởi lên nên cũng thuộc tà pháp.
Thế nào là vọng ngữ do sợ hãi?
Nghĩa là chỗ nào có sợ hãi, vì người ở nơi đó mà tạo lợi ích, cho nên vọng ngữ.
Nếu có tâm như vậy mà không vọng ngữ lại nói: Người kia không có tạo nhiều lợi ích cho ta, để người kia sợ đến chết. Cho nên vọng ngữ.
Năm trường hợp người ngu si vọng ngữ thì tất cả đều ở trong pháp si.
Bấy giờ Đức Thế Tôn nói kệ:
Nếu có những kẻ nào
Khởi một pháp vọng ngữ
Thì không sợ đời sau
Không ác nào không làm.
Nếu sinh nơi thế gian
Trong miệng có búa lớn
Để chặt mình và người
Vì nói ra lời ác.
Như vậy nên nói thật
Không nên chém người khác
Dù nghèo, có người xin
Nên cho nhiều hay ít
Ai làm ba việc này
Xả thân được sinh Thiên.
Như vậy tất cả nhân duyên, tất cả việc làm chớ có vọng ngữ. Người khác có vọng ngữ, tâm mình chớ tùy hỷ, cũng không đi theo người đó và cũng không ngồi chung với họ. Nếu ai cùng đi, ngồi chung với người vọng ngữ mà người khác thấy được tất cũng cho mình là người vọng ngữ.
Như vậy nếu ai theo người có nghiệp cấu uế thì cũng sẽ ưa thích nghiệp cấu uế. Nếu mình cùng đi chung, ngồi chung với người nghiệp cấu uế đó thì dù không có nghiệp cấu uế nhưng người khác cũng cho mình là nghiệp cấu uế.
Như vậy nên quan sát, không theo kẻ ác. Kẻ ác này bị trói chặt trong sinh tử, bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh là do làm việc với người ác. Nếu ai theo thiện tri thức thì sẽ được giải thoát. Nói về vọng ngữ thì nhiều vô lượng, ở đây chỉ nói sơ lược mà thôi.
Lại nữa, người tu hành trong tâm tư duy, tùy thuận với chánh pháp, quan sát sự hoạt động của các pháp.
Thế nào là lưỡng thiệt?
Và có mấy loại?
Người kia thấy, nghe, biết, hoặc thấy bằng thiên nhãn: Lưỡng thiệt nghĩa là những người đang sống hòa thuận mà mình có ý phá hoại, rồi nói ra bằng lời.
Lưỡng thiệt có hai: Tự mình nói và bảo người khác nói. Bảo người khác nói để người kia gây oán thù nhau.
Giống như kẻ oan gia sai đi phá hoại: Ngươi hãy đến phá hoại người kia. Đó là nhân duyên khác. Có lúc người khác không sai mà tự mình phá hoại, khiến cho người kia buồn khổ.
Thế nào là lưỡng thiệt do sân?
Nghĩa là mình không yêu thích người kia nên dùng lời ác nói với người, làm cho người nghe không vui.
Lại nữa, người tu hành trong tâm tư duy, tùy thuận với chánh pháp, quan sát sự hoạt động của các pháp.
Thế nào là ác khẩu?
Người kia thấy, nghe, biết, hoặc thấy bằng thiên nhãn: Người ác khẩu do tham, sân, si mà phát sinh ra. Tất cả kẻ phàm phu ngu si luôn làm những việc đó không lìa bỏ. Như vậy ác khẩu có vô lượng thứ, vin theo vô lượng duyên, vô lượng nhân duyên, vô lượng tâm ý phát khởi, có vô lượng quả báo.
Lời nói ác khẩu này có thể phá hoại vô lượng việc làm thiện. Lời nói ấy giống như những người xấu, oan gia trong thế gian. Người tốt không gần gũi, mọi người không ai tin tưởng. Lời nói này như đồ độc. Như vậy ác khẩu là cái nhân của đường ác. Lời nói dơ bẩn ấy, người tu hành phạm hạnh nên xa lìa, không làm.
Bấy giờ Đức Thế Tôn nói kệ:
Người trí không ác khẩu
Chánh ngữ, sống an vui
Ai nói lời tốt đẹp
Thì trụ gần Niết Bàn.
Thường nói lời tốt đẹp
Xa lìa lời ác, uế
Đem lời ác nhục người
Sẽ dẫn đến địa ngục.
Lời ác mạ nhục người
Thì người đó không tốt
Ác như rắn, sư tử
Sẽ không được sinh Thiên.
Những người nói hòa nhã
Khéo an ủi người khác
Được người đời mến yêu
Và đời sau sinh Thiên.
Ai không nói lời ác
Dứt bỏ sự dua nịnh
Làm người nhưng giống trời
Người đó đáng lễ lạy.
Nói thật thường phải nhẫn
Ngay thẳng không dua nịnh
Không làm khổ cho ai
Người kia dựng cờ pháp.
Mạng người không lâu dài
Nhanh như tiếng vỗ tay
Người sống không đúng pháp
Ngu si luống một đời.
Ai không yêu chính mình
Ai không thích sướng vui
Nếu người gây nghiệp ác
Không tạo nhân thương mình.
Vợ con và tài sản
Bạn tốt hoặc anh em
Đều tách rời ta cả
Chỉ có nghiệp thiện ác.
Nghiệp thiện, nghiệp bất thiện
Thường đi theo bên ta
Như chim bay trên không
Bóng theo không tách rời.
Như người thiếu lương thực
Đi đường sẽ bị khổ
Ai không tạo nghiệp thiện
Chúng sinh kia cũng vậy.
Ai đầy đủ hành trang
Đi đường được an vui
Chúng sinh cũng như vậy
Làm phước đến chỗ lành.
Người đi xa rất lâu
Bình an được trở về
Các thân hữu tri thức
Gặp được rất vui mừng.
Người tạo phước cũng vậy
Chết đây sinh chốn kia
Tạo được nhiều phước đức
Người thân gặp vui mừng.
Như vậy tạo phước đức
Làm hành trang vị lai
Có phước đức về sau
Tất được ở chỗ lành.
Có phước đức trời khen
Ai làm việc bình đẳng
Thân này không khuyết tật
Vị lai được sinh Thiên.
Quán sự việc ấy rồi
Người có trí học giới
Đạt Thánh kiến đầy đủ
Hạnh thiện được vắng lặng.
Lại nữa, người tu hành trong tâm tư duy, tùy thuận với chánh pháp, quan sát sự hoạt động của các pháp, quan sát đạo nghiệp bất thiện thứ tư là ỷ ngữ của khẩu nghiệp.
Thế nào là ỷ ngữ?
Và có mấy loại?
Ỷ ngữ nghĩa là lời nói trước sau không hợp nhau. Tâm xoay chuyển mau lẹ làm cho lời trước sau hợp nhau cũng gọi là ỷ ngữ.
Ỷ ngữ là do tâm ngã mạn mà ra, do nhân duyên coi thường nên khiến mọi người không tin, thân trong hiện tại mà như sống trong đường ác, làm nhân cho tất cả mọi người trong thế gian khinh chê, không được lợi ích. Đó là lời nói ỷ ngữ cấu uế. Như vậy ỷ ngữ chẳng phải là nghiệp đạo thiện, chớ có ỷ ngữ, cũng đừng tùy hỷ với ỷ ngữ. Nếu ai ỷ ngữ thì chẳng phải là người tốt.
Tham, sân và tà kiến là đạo bất thiện của ý.
Thế nào là tham?
Là vật thuộc người khác, mà đem tâm phân biệt muốn lấy, không quan sát chân chánh. Như vậy người kia ưa thích vật của người khác.
Đối với vật sở hữu của người khác, không có lý do, không có phần mà mình tự làm quấy nhiễu, trông mong để lấy được vật của họ. Do đó gọi là ý tham. Nghiệp đạo bất thiện không đáng ưa thích, không an vui. Mắc quả báo đó không hợp với ý, ý không tịch tĩnh, chẳng an vui.
Người ngu si do hư vọng mà sinh lòng tham lam. Vật của người khác lấy không được mà hư vọng phân biệt, sinh lòng tham đắm, tâm ý chuyển động thường sinh lòng mong muốn để đoạt lấy. Thấy tài vật của người khác thì mình cảm thấy buồn khổ. Cho nên gọi là tham. Đây là tâm tham thứ nhất nơi nghiệp đạo bất thiện thứ nhất của ý.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba - Phẩm Thiện Hiện - Phần Mười
Phật Thuyết Kinh Trung A Hàm - Phẩm Mười Sáu - Phẩm đại - Kinh A Lê Tra
Phật Thuyết Kinh Thiền đạt Ma đa La - Phần Mười Bốn - Tu Hành Tam Muội Bốn Vô Lượng
Phật Thuyết Kinh Tăng Nhất A Hàm - Phẩm Bốn Mươi - Phẩm Thất Nhật - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Ba - Pháp Hội Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ - Phần Chín
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội đầu - Phẩm Hai Mươi Chín - Phẩm Nhiếp Thọ - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Thừa đại Tập địa Tạng Thập Luân - Phẩm Năm - Phẩm Sám Hối
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Thứ Mười Một - Pháp Hội Xuất Hiện Quang Minh - Phần Bốn