Phật Thuyết Kinh Cựu Tạp Thí Dụ - Phần Ba Mươi Ba

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:04 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Khương Tăng Hội, Đời Ngô

PHẬT THUYẾT

KINH CỰU TẠP THÍ DỤ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Khương Tăng Hội, Đời Ngô   

PHẦN BA MƯƠI BA  

Ngày xưa có một ông Vua và năm vị Đại Thần, có một vị hôm trước đến thỉnh Phật, Ngài không nhận lời, vị Đại Thần ấy trở về.

Nhân khi gặp Vua đến thỉnh Đức Phật vào cung thiết trai cúng dường,

Ngài mới nói với nhà Vua: Vị Đại Thần kia mạng sống sắp chết, đâu còn có dịp để làm phước?

Vị Đại Thần khi nghe Vua nói lại lời dạy của Đức Phật như vậy liền sai người xem tướng đoán thử.

Người xem tướng thưa: Ngài sẽ chết vì nghiệp đao binh, phải nhờ đến binh lính để tự phòng vệ. Còn riêng ngài cũng phải thường rút kiếm cầm tay để ngừa nguy biến.

Đêm đến vì quá mệt mỏi, ông ta muốn nằm nghỉ nên đem kiếm giao cho vợ cầm giữ. Người vợ lại ngủ gục, kiếm rơi xuống chém trúng đầu chồng chết ngay. Sáng ngày mai bà vợ kêu khóc, đến thưa với Vua là chồng đã chết.

Vua gọi bốn vị Đại Thần đến hỏi: Các khanh sao không mang quân lính đến bảo vệ, để ngăn chặn gian biến. Chỉ có một mình bà vợ theo bảo vệ nên sơ suất mới có lỗi này, vì còn ai giúp đỡ nữa đâu!

Vua liền ra lệnh chặt cánh tay phải của bốn vị Đại Thần kia.

Tôn Giả A Nan hỏi Đức Phật: Vì nhân duyên gì mà họ phải chịu như vậy?

Đức Phật dạy: Người chồng làm quan kia đời trước là chú bé chăn dê, bà vợ là con dê mẹ có bộ lông màu trắng. Còn bốn vị Đại Thần kia, đời trước là giặc cướp. Thấy chú bé chăn dê, họ kêu chú ấy lại, bẻ gãy ngón tay phải để hăm dọa, buộc chú bé phải giết con dê cái màu trắng để cùng ăn thịt. Chú bé khóc lóc buồn thương mà phải giết dê cho giặc ăn.

Như vậy trải qua nhiều đời sống chết, nay nhân duyên gặp gỡ, phải chịu trả những lỗi lầm mà đời trước đã vay.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần