Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Hai - Phẩm Mười Hai - Phẩm đoạn Chư Kiến
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
PHẬT THUYẾT KINH
ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
HỘI THỨ HAI
PHẨM MƯỜI HAI
PHẨM ĐOẠN CHƯ KIẾN
Lúc bấy giờ, Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Con cũng thích đem trí tuệ biện tài nói với các Bồ Tát. Do nghĩa này nên gọi là Ma Ha Tát.
Phật Bảo Xá Lợi Tử: Tùy theo ý ông mà nói.
Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Vì các Bồ Tát với phương tiện thiện xảo có thể giảng nói pháp yếu cho các hữu tình, làm cho họ đoạn trừ ngã kiến, hữu tình kiến mạng giả kiến, sanh giả kiến, dưỡng giả kiến, sĩ phu kiến, Bổ Đặc Già La kiến, ý sanh kiến, nho đồng kiến, tác giả kiến, thọ giả kiến, tri giả kiến, kiến giả kiến. Do nghĩa này nên gọi là Ma Ha Tát.
Bạch Thế Tôn! Vì các Bồ Tát với phương tiện thiện xảo, có thể giảng nói pháp yếu cho các hữu tình, làm cho họ đoạn trừ thường kiến, đoạn kiến, hữu kiến, vô kiến. Do nghĩa này nên gọi là Ma Ha Tát.
Bạch Thế Tôn! Vì các Bồ Tát với phương tiện thiện xảo, có thể giảng nói pháp yếu cho các hữu tình, làm cho họ đoạn trừ uẩn kiến, xứ kiến, giới kiến, đế kiến, duyên khởi kiến. Do nghĩa này nên gọi là Ma Ha Tát.
Bạch Thế Tôn! Vì các Bồ Tát với phương tiện thiện xảo, có thể giảng nói pháp yếu cho các hữu tình, làm cho họ đoạn trừ bốn niệm trụ kiến cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng kiến. Do nghĩa này nên gọi là Ma Ha Tát.
Bạch Thế Tôn! Vì các Bồ Tát với phương tiện thiện xảo, có thể giảng nói pháp yếu cho các hữu tình, làm cho họ đoạn trừ thành thục hữu tình kiến, nghiêm tịnh Cõi Phật kiến, Bồ Tát kiến, Như Lai kiến, Bồ Đề kiến, Niết Bàn kiến, chuyển pháp luân kiến. Do nghĩa này nên gọi là Ma Ha Tát.
Bạch Thế Tôn! Vì các Bồ Tát với phương tiện thiện xảo, có thể vì các hữu tình đem vô sở đắc làm phương tiện, giảng nói đoạn hẳn tất cả kiến pháp. Do nghĩa này nên gọi là Ma Ha Tát.
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện hỏi Xá Lợi Tử: Đại Bồ Tát nào có thể vì hữu tình đem vô sở đắc làm phương tiện giảng nói pháp yếu đoạn hẳn các kiến.
Do nhân duyên nào có các Bồ Tát tự mình có sở đắc để làm phương tiện, sanh uẩn kiến, xứ kiến, giới kiến, đế kiến, duyên khởi kiến, bốn niệm trụ kiến, cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng kiến, và thành thục hữu tình kiến, nghiêm tịnh Cõi Phật kiến, Bồ Tát kiến, Như Lai kiến, Bồ Đề kiến, Niết Bàn kiến, chuyển pháp luân kiến?
Xá Lợi Tử đáp: Đại Bồ Tát nào khi tu hành bát nhã Ba la mật đa không có phương tiện thiện xảo, đem có sở đắc làm phương tiện, phát sanh uẩn kiến cho đến chuyển pháp luân kiến thì Đại Bồ Tát ấy vì không có phương tiện thiện xảo, nên quyết định không thể đem vô sở đắc làm phương tiện, giảng nói pháp yếu đoạn hẳn các kiến cho các hữu tình.
Đại Bồ Tát nào khi tu hành bát nhã Ba la mật đa có phương tiện thiện xảo, có thể vì các hữu tình đem vô sở đắc làm phương tiện, giảng nói pháp yếu đoạn hẳn các kiến thì Đại Bồ Tát ấy quyết định không phát sanh các kiến chấp như uẩn v.v…
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa: Bạch Thế Tôn! Con cũng muốn đem trí tuệ biện tài nói cho các Bồ Tát. Do nghĩa này nên gọi là Ma Ha Tát.
Phật Bảo Thiện Hiện: Tùy theo ý ông mà nói.
Thiện Hiện thưa: Bạch Thế Tôn! Các Bồ Tát vì muốn chứng đắc trí nhất thiết trí, nên phát tâm Bồ Đề, tâm vô đẳng đẳng, không đồng với tâm của Thanh Văn, Độc Giác v.v… đối với tâm như vậy cũng không nắm giữ. Do nghĩa này nên gọi là Ma Ha Tát.
Vì sao?
Bạch Thế Tôn! Vì tâm trí nhất thiết trí là chân thật vô lậu, không đọa trong ba cõi. Mông cầu tâm trí nhất thiết trí cũng là vô lậu, không đọa trong ba cõi. Đối với tâm như vậy, không nên chấp trước. Vì vậy Bồ Tát gọi là Ma Ha Tát.
Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Tâm vô đẳng đẳng của Đại Bồ Tát không đồng với tâm Thanh Văn, Độc Giác v.v… là như thế nào?
Thiện Hiện đáp: Các Đại Bồ Tát từ khi mới phát tâm không thấy có chút pháp nào có sanh, có diệt, có giảm, có tăng, có nhiễm, có tịnh.
Này Xá Lợi Tử! Nếu không thấy có chút pháp nào có sanh, có diệt, có giảm, có tăng, có nhiễm, có tịnh thì cũng không thấy có tâm Thanh Văn, tâm Độc Giác, tâm Bồ Tát, tâm Như Lai.
Này Xá Lợi Tử! Đó gọi là tâm vô đẳng đẳng của Đại Bồ Tát không đồng với tâm của Thanh Văn, Độc Giác v.v… các Đại Bồ Tát dối với tâm như vậy cũng không chấp trước.
Bấy giờ, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Đại Bồ Tát nào đối với tâm như vậy không nên chấp trước, thì đối với tâm tất cả Thanh Văn, Độc Giác, phàm phu v.v… cũng không chấp trước. Và đối với tâm sắc, thọ, tưởng, hành, thức, cho đến tâm mười tám Pháp Phật bất cộng cũng không nên chấp trước.
Vì sao?
Vì các tâm như vậy không có tánh tâm.
Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói.
Bấy giờ, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Nếu tất cả tâm không có tánh tâm, do đó không nên chấp trước thì sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng không có tánh sắc, thọ, tưởng, hành, thức, không nên chấp trước, cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng cũng không có tánh mười tám Pháp Phật bất cộng, không nên chấp trước?
Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói.
Xá Lợi Tử thưa: Nếu tâm trí nhất thiết trí là chân thật vô lậu không đọa vào ba cõi, thì tâm của tất cả phàm phu ngu muội, Thanh Văn, Độc Giác v.v… cũng phải là chân thật vô lậu không đọa vào ba cõi.
Vì sao?
Vì các tâm như vậy bản tánh đều không.
Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói.
Xá Lợi Tử thưa: Nếu tâm như vậy bản tánh là không, là chân thật vô lậu không đọa trong ba cõi, thì sắc, thọ, tưởng, hành, thức, cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng cũng phải là chân thật vô lậu không đọa vào ba cõi.
Vì sao?
Vì các pháp như vậy bản tánh đều không.
Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói.
Xá Lợi Tử nói: Nếu các pháp tâm sắc v.v… không có tánh tâm sắc v.v… do đó không nên chấp trước, thì tất cả pháp đều phải bình đẳng, đều không sai biệt.
Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói.
Xá Lợi Tử hỏi: Nếu tất cả pháp không sai khác thì tại sao Như Lai nói tâm sắc v.v… có các loại khác nhau?
Thiện Hiện đáp: Đây là Như Lai tùy theo thế tục mà nói, chứ không phải tùy thắng nghĩa mà nói.
Xá Lợi Tử hỏi: Nếu các phàm phu, Thanh Văn, Độc Giác, Bồ Tát, Như Lai các pháp tâm sắc v.v… đều là vô lậu không đọa trong ba cõi, thì các phàm phu và Chư Thánh, Bồ Tát, Như Lai cũng phải không sai khác?
Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói.
Xá Lợi Tử hỏi: Nếu các phàm, Thánh, Bồ Tát, Như Lai không sai khác, thì tại sao Phật nói phàm, Thánh lớn, nhỏ có các Bậc khác nhau?
Thiện Hiện đáp: Đây cũng là Như Lai dựa vào thế tục mà nói chứ không phải dựa vào thắng nghĩa mà nói.
Này Xá Lợi Tử! Các Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc làm phương tiện, nên đối với việc phát tâm Bồ Đề rộng lớn, tâm vô đẳng đẳng, tâm không cùng với Thanh Văn, Độc Giác không ỷ vào, không chấp. Đối với sắc chẳng phải sắc cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng không nắm giữ, không chấp trước. Do nghĩa này nên gọi là Ma Ha Tát.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Ba - Pháp Hội Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ - Phần Bốn
Phật Thuyết Kinh chánh Pháp Hoa - Phẩm Hai Mươi Hai - Bồ Tát Diệu Hống
Phật Thuyết Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ - Phẩm Bốn - Phẩm Ngạ Quỷ - Tập Năm
Phật Thuyết Kinh đại Bi - Phẩm Mười Hai - Phẩm Các Thí Dụ Phụ Thuộc Chánh Pháp
Phật Thuyết Kinh Bách Dụ - Kinh Thứ Chín Mươi Bốn - Kinh Lỗ Hổng Ma Ni
Phật Thuyết Kinh Dần đủ Tất Cả Trí đức - Phẩm Một - Trụ Duyệt Dự Sơ Phát ý - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội đầu - Phẩm Hai Mươi Hai - Phẩm Thiên đế - Phần Một