Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Hai - Phẩm Năm Mươi Hai - Phẩm Chân Như - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần

PHẬT THUYẾT KINH 

ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần  

HỘI THỨ HAI  

PHẨM NĂM MƯƠI HAI

PHẨM CHÂN NHƯ  

PHẦN BA  

 

Xá Lợi Tử đáp: Thiện Hiện! Không!

Xá Lợi Tử! Ý ông thế nào?

Cho đến trí nhất thiết chân như đối với quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề của Chư Phật có thối lui không?

Xá Lợi Tử đáp: Thiện Hiện! Không!

Xá Lợi Tử! Ý ông thế nào?

Trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chân như đối với quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề của Chư Phật có thối lui không?

Xá Lợi Tử đáp: Thiện Hiện! Không!

Xá Lợi Tử! Ý ông thế nào?

Lìa sắc có pháp đối với quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề của Chư Phật có thối lui không?

Xá Lợi Tử đáp: Thiện Hiện! Không!

Xá Lợi Tử! Ý ông thế nào?

Lìa thọ, tưởng, hành, thức có pháp đối với quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề của Chư Phật có thối lui không?

Xá Lợi Tử đáp: Thiện Hiện! Không!

Xá Lợi Tử! Ý ông thế nào?

Cho đến lìa trí nhất thiết có pháp đối với quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề của Chư Phật có thối lui không?

Xá Lợi Tử đáp: Thiện Hiện! Không!

Xá Lợi Tử! Ý ông thế nào?

Lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có pháp đối với quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề của Chư Phật có thối lui không?

Xá Lợi Tử đáp: Thiện Hiện! Không!

Xá Lợi Tử! Ý ông thế nào?

Lìa sắc chân như có pháp đối với quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề của Chư Phật có thối lui không?

Xá Lợi Tử đáp: Thiện Hiện! Không!

Xá Lợi Tử! Ý ông thế nào?

Lìa thọ, tưởng, hành, thức chân như có pháp đối với quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề của Chư Phật có thối lui không?

Xá Lợi Tử đáp: Thiện Hiện! Không!

Xá Lợi Tử! Ý ông thế nào?

Cho đến lìa trí nhất thiết chân như có pháp đối với quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề của Chư Phật có thối lui không?

Xá Lợi Tử đáp: Thiện Hiện! Không!

Xá Lợi Tử! Ý ông thế nào?

Lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chân như có pháp đối với quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề của Chư Phật có thối lui không?

Xá Lợi Tử đáp: Thiện Hiện! Không!

Xá Lợi Tử! Ý ông thế nào?

Các pháp chân như đối với quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề của Chư Phật có thối lui không?

Xá Lợi Tử đáp: Thiện Hiện! Không!

Xá Lợi Tử! Ý ông thế nào?

Các pháp Pháp Giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì đối với quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề của Chư Phật có thối lui không?

Xá Lợi Tử đáp: Thiện Hiện! Không!

Xá Lợi Tử! Ý ông thế nào?

Lìa các pháp chân như có pháp đối với quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề của Chư Phật có thối lui không?

Xá Lợi Tử đáp: Thiện Hiện! Không!

Xá Lợi Tử! Ý ông thế nào?

Lìa các pháp Pháp Giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì có pháp đối với quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề của Chư Phật có thối lui không?

Xá Lợi Tử đáp: Thiện Hiện! Không!

Cụ thọ Thiện Hiện hỏi Xá Lợi Tử: Nếu tất cả pháp đều vô sở hữu, đều bất khả đắc, thì hiền giả nói các pháp nào có thể đối với quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề mà có thối lui?

Xá Lợi Tử bảo Thiện Hiện: Như nhân giả đã nói, trong vô sanh pháp nhẫn đều không có pháp, cũng không có Bồ Tát có thể đối với quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề nói có thối lui. Nếu vậy thì cớ sao Đức Phật nói ba hạng trụ Bổ Đặc Già La Bồ Tát thừa, chỉ nên nói một. Lại như nhân giả nói, lẽ ra không có Tam thừa Bồ Tát khác nhau, chỉ có một Chánh Đẳng Giác thừa.

Khi ấy, Mãn Từ Tử thưa Xá Lợi Tử: Nên hỏi Tôn Giả Thiện Hiện chấp nhận có một Bồ Tát thừa hay không?

Sau đó mới không kiến lập Tam thừa khác nhau, chỉ có một Chánh Đẳng Giác thừa mà thôi.

Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Hiền giả chấp nhận có Bồ Tát thừa hay không?

Cụ thọ Thiện Hiện hỏi Xá Lợi Tử: Xá Lợi Tử! Ý hiền giả thế nào?

Trong tất cả pháp chân như có tướng ba hạng trụ Bổ Đặc Già La Bồ Tát thừa khác nhau chăng?

Nghĩa là có người lui trụ Thanh Văn Thừa, hoặc có người trụ Ðộc Giác thừa, hoặc có người chứng đắc Vô Thượng Thừa?

Xá Lợi Tử đáp: Thiện Hiện! Không!

Xá Lợi Tử! Ý ông thế nào?

Trong tất cả pháp chân như có khác Tam thừa Bồ Tát chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Thiện Hiện! Không!

Xá Lợi Tử! Ý ông thế nào?

Trong tất cả pháp chân như, thật có một Bồ Tát thừa không thối lui chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Thiện Hiện! Không!

Xá Lợi Tử! Ý ông thế nào?

Trong tất cả pháp chân như, thật có các Đại Bồ Tát một Chánh Đẳng Giác thừa chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Thiện Hiện! Không!

Xá Lợi Tử! Ý ông thế nào?

Trong các pháp chân như có một, có hai, có ba tướng chăng?

Xá Lợi Tử đáp: Thiện Hiện! Không!

Xá Lợi Tử! Ý ông thế nào?

Trong tất cả pháp chân như, còn có một pháp, hoặc một Bồ Tát có thể đắc không?

Xá Lợi Tử đáp: Thiện Hiện! Không!

Cụ thọ Thiện Hiện bảo Xá Lợi Tử: Nếu tất cả pháp đều vô sở hữu, đều bất khả đắc, thì tại sao Xá Lợi Tử có thể suy nghĩ như vậy: Bồ Tát như thế đối với quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề của Chư Phật chắc chắn thối lui. Bồ Tát như thế đối với quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề của Chư Phật chắc chắn không thối lui.

Bồ Tát như thế đối với quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề của Chư Phật không chắc chắn. Bồ Tát như thế là Thanh Văn Thừa. Bồ Tát như thế là Ðộc Giác thừa. Bồ Tát như thế là Chánh Giác thừa, như thế là ba, như thế là một.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát nào đối với tất cả pháp đều không sở đắc, đối với tất cả pháp chân như cũng hoàn toàn tin hiểu đều không sở đắc, đối với các Bồ Tát cũng không sở đắc, đối với quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề của Chư Phật cũng không sở đắc. Nên biết đây là chân Đại Bồ Tát.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát nào nghe thuyết tướng các pháp chân như bất khả đắc, tâm không kinh khiếp, không khủng hoảng, không sợ hãi, không nghi, không hối, không lui, không chìm thì Đại Bồ Tát này mau chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề trong thời gian đó chắc chắn không thối lui.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn khen cụ thọ Thiện Hiện: Hay thay! Hay thay! Nay ông vì các Đại Bồ Tát giỏi Thuyết Pháp yếu. Pháp ông đã thuyết đều là lực oai thần của Như Lai, chẳng phải ông tự thuyết.

Thiện Hiện! Đại Bồ Tát nào đối với pháp chân như bất khả đắc tướng sanh tâm tin hiểu, biết tất cả pháp không có tướng sai khác, nghe thuyết các pháp chân như bất khả đắc tướng như thế, tâm không kinh khiếp, không khủng hoảng, không sợ hãi, không nghi, không hối, không lui, không chìm. Đại Bồ Tát này mau thành tựu sự mong cầu quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề.

Cụ thọ Xá Lợi Tử thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ Tát nào thành tựu pháp này thì mau thành tựu sự mong cầu quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề ư?

Đức Phật Bảo Xá Lợi Tử: Đúng vậy! Đúng vậy! Như ông đã nói, Đại Bồ Tát nào thành tựu pháp này thì mau thành tựu sự mong cầu quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ Tát nào mau thành tựu sự mong cầu quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề thì phải trụ ở đâu và nên trụ thế nào?

Phật dạy: Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát nào muốn mau thành tựu sự mong cầu quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề thì phải đối với tất cả hữu tình trụ tâm bình đẳng, không nên trụ tâm không bình đẳng.

Phải đối với tất cả hữu tình sanh tâm bình đẳng, không nên sanh tâm không bình đẳng. Phải đối với tất cả hữu tình dùng tâm bình đẳng nói năng, không nên dùng tâm không bình đẳng nói năng.

Phải đối với tất cả hữu tình sanh tâm đại từ, không nên sanh tâm giận dữ. Phải đối với tất cả hữu tình dùng tâm đại từ nói năng, không nên dùng tâm giận dữ nói năng.

Phải đối với tất cả hữu tình sanh tâm đại bi, không nên sanh tâm não hại. Phải đối với tất cả hữu tình dùng tâm đại bi nói năng, không nên dùng tâm não hại nói năng.

Phải đối với tất cả hữu tình sanh tâm đại hỷ, không nên sanh tâm ganh ghét. Phải đối với tất cả hữu tình dùng tâm đại hỷ nói năng, không nên dùng tâm ganh ghét nói năng.

Phải đối với tất cả hữu tình sanh tâm đại xả, không nên khởi tâm thiên vị. Phải đối với tất cả hữu tình dùng tâm đại xả nói năng, không nên dùng tâm thiên vị nói năng.

Phải đối với tất cả hữu tình sanh tâm khiêm hạ, không nên sanh tâm kiêu mạn. Phải đối với tất cả hữu tình dùng tâm khiêm hạ nói năng, không nên dùng tâm kiêu mạn nói năng.

Phải đối với tất cả hữu tình sanh tâm ngay thẳng, không nên sanh tâm nịnh dối. Phải đối với tất cả hữu tình dùng tâm ngay thẳng nói năng, không nên dùng tâm nịnh dối nói năng.

Phải đối với tất cả hữu tình sanh tâm mềm mại, không nên sanh tâm cứng cỏi. Phải đối với tất cả hữu tình dùng tâm mềm mại nói năng, không nên dùng tâm cứng cỏi nói năng.

Phải đối với tất cả hữu tình sanh tâm lợi ích, không nên khởi tâm không lợi ích. Phải đối với tất cả hữu tình dùng tâm lợi ích nói năng, không nên dùng tâm không lợi ích nói năng.

Phải đối với tất cả hữu tình sanh tâm an vui, không nên khởi tâm không an vui. Phải đối với tất cả hữu tình dùng tâm an vui nói năng, không nên dùng tâm không an vui nói năng.

Phải đối với tất cả hữu tình sanh tâm không ngăn ngại, không nên sanh tâm có ngăn ngại. Phải đối với tất cả hữu tình dùng tâm không ngăn ngại nói năng, không nên dùng tâm có ngăn ngại nói năng.

Phải đối với tất cả hữu tình sanh tâm như cha mẹ, như anh em, như chị em, như nam nữ, như thân tộc, cũng dùng tâm này nên cùng họ nói năng.

Phải đối với tất cả hữu tình sanh tâm bằng hữu, cũng dùng tâm này nên cùng họ nói năng. Phải đối với tất cả hữu tình sanh tâm như thầy dạy dỗ, như thầy khuôn mẫu, như đệ tử, như đồng học, cũng dùng tâm này nên cùng họ nói năng.

Phải đối với tất cả hữu tình sanh tâm Dự Lưu, Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán, Ðộc Giác, Đại Bồ Tát, Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác, cũng dùng tâm này nên cùng họ nói năng.

Phải đối với tất cả hữu tình sanh tâm cúng dường cung kính, tôn trọng, ngợi khen, cũng dùng tâm này nên cùng họ nói năng.

Phải đối với tất cả hữu tình sanh tâm cứu vớt, thương xót, phù hộ, cũng dùng tâm này nên cùng họ nói năng.

Phải đối với tất cả hữu tình sanh tâm rốt ráo không, vô sở hữu, bất khả đắc, cũng dùng tâm này nên cùng họ nói năng.

Phải đối với tất cả hữu tình sanh tâm không, vô tướng, vô nguyện, cũng dùng tâm này nên cùng họ nói năng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ Tát nào muốn mau thành tựu sự mong cầu quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, thì nên tự xa lìa sự giết hại sanh mạng, cũng khuyên người xa lìa sự giết hại sanh mạng, luôn ngợi khen chính đáng pháp xa lìa sự giết hại sanh mạng, vui mừng người xa lìa sự giết hại sanh mạng.

Cho đến nên tự lìa tà kiến, cũng khuyên người lìa tà kiến, luôn ngợi khen chính đáng pháp xa lìa tà kiến, vui mừng người xa lìa tà kiến.

Nên tự tu bốn tịnh lự, cũng khuyên người tu bốn tịnh lự, luôn ngợi khen chính đáng pháp tu bốn tịnh lự, vui mừng ngợi khen người tu bốn tịnh lự. Nên tự tu bốn vô lượng, cũng khuyên người tu bốn vô lượng, luôn ngợi khen chính đáng pháp tu bốn vô lượng, vui mừng ngợi khen người tu bốn vô lượng.

Nên tự tu bốn định vô sắc, cũng khuyên người tu bốn định vô sắc, luôn ngợi khen chính đáng pháp tu bốn định vô sắc, vui mừng ngợi khen người tu bốn định vô sắc.

Nên tự viên mãn sáu pháp Ba la mật đa, cũng khuyên người viên mãn sáu pháp Ba la mật đa, luôn ngợi khen chính đáng pháp viên mãn sáu pháp Ba la mật đa, vui mừng ngợi khen người viên mãn sáu pháp Ba la mật đa.

Nên tự trụ mười tám không, cũng khuyên người trụ mười tám không, luôn ngợi khen chính đáng pháp trụ mười tám không, vui mừng ngợi khen người trụ mười tám không.

Nên tự trụ chân như, Pháp Giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, cũng khuyên người trụ chân như cho đến cảnh giới bất tư nghì, luôn ngợi khen chính đáng pháp trụ chân như cho đến cảnh giới bất tư nghì, vui mừng ngợi khen người trụ chân như cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Nên tự trụ bốn Thánh đế, cũng khuyên người trụ bốn Thánh đế, luôn ngợi khen chính đáng pháp trụ bốn Thánh đế, vui mừng ngợi khen người trụ bốn Thánh đế.

Nên tự tu ba mươi bảy pháp phần Bồ Đề, cũng khuyên người tu ba mươi bảy pháp phần Bồ Đề, luôn ngợi khen chính đáng pháp tu ba mươi bảy pháp phần Bồ Đề, vui mừng ngợi khen người tu ba mươi bảy pháp phần Bồ Đề.

Nên tự tu ba giải thoát môn, cũng khuyên người tu ba giải thoát môn, luôn ngợi khen chính đáng pháp tu ba giải thoát môn, vui mừng ngợi khen người tu ba giải thoát môn.

Nên tự tu tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Cũng khuyên người tu tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Luôn ngợi khen chính đáng pháp tu tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Vui mừng ngợi khen người tu tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Nên tự viên mãn Thập Địa Bồ Tát, cũng khuyên người viên mãn Thập Địa Bồ Tát, luôn ngợi khen chính đáng pháp tu viên mãn Thập Địa Bồ Tát, vui mừng ngợi khen người tu viên mãn Thập Địa Bồ Tát.

Nên tự viên mãn năm loại mắt, sáu phép thần thông. Cũng khuyên người viên mãn năm loại mắt, sáu phép thần thông. Luôn ngợi khen chính đáng pháp viên mãn năm loại mắt, sáu phép thần thông. Vui mừng ngợi khen người viên mãn năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Nên tự viên mãn pháp môn Đà La Ni, pháp môn Tam Ma Địa. Cũng khuyên người viên mãn pháp môn Đà La Ni, pháp môn Tam Ma Địa. Luôn ngợi khen chính đáng pháp viên mãn pháp môn Đà La Ni, pháp môn Tam Ma Địa. Vui mừng ngợi khen người viên mãn pháp môn Đà La Ni, pháp môn Tam Ma Địa.

Nên tự viên mãn mười lực Như Lai cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng, cũng khuyên người viên mãn mười lực Như Lai cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng, luôn ngợi khen chính đáng pháp viên mãn mười lực Như Lai cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng, vui mừng ngợi khen người viên mãn mười lực Như Lai cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng.

Nên tự viên mãn ba mươi hai tướng Ðại Sĩ, tám mươi vẻ đẹp.

Cũng khuyên người viên mãn ba mươi hai tướng Ðại Sĩ, tám mươi vẻ đẹp. Luôn ngợi khen chính đáng pháp viên mãn ba mươi hai tướng Ðại Sĩ, tám mươi vẻ đẹp. Vui mừng ngợi khen người viên mãn ba mươi hai tướng Ðại Sĩ, tám mươi vẻ đẹp.

Nên tự viên mãn pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Cũng khuyên người viên mãn pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Luôn ngợi khen chính đáng pháp viên mãn pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Vui mừng ngợi khen người viên mãn pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Nên tự quán thuận nghịch mười hai chi duyên khởi, cũng khuyên người quán thuận nghịch mười hai chi duyên khởi, luôn ngợi khen chính đáng pháp quán thuận nghịch mười hai chi duyên khởi, vui mừng ngợi khen người quán thuận nghịch mười hai chi duyên khởi.

Nên tự biết khổ, dứt tập, chứng diệt, tu đạo, cũng khuyên người biết khổ, dứt tập, chứng diệt, tu đạo, luôn ngợi khen chính đáng pháp biết khổ, dứt tập, chứng diệt, tu đạo, vui mừng ngợi khen người biết khổ, dứt tập, chứng diệt, tu đạo.

Nên tự sanh trí chứng quả Dự Lưu nhưng không chứng thật tế được quả Dự Lưu, cũng khuyên người sanh trí chứng quả Dự Lưu và chứng thật tế được quả Dự Lưu, luôn ngợi khen chính đáng pháp sanh trí chứng quả Dự Lưu và chứng thật tế được quả Dự Lưu, vui mừng ngợi khen người sanh trí chứng quả Dự Lưu và chứng thật tế được quả Dự Lưu.

Nên tự sanh trí chứng quả Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán, Ðộc Giác Bồ Đề nhưng không chứng thật tế được quả Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán, Ðộc Giác Bồ Đề.

Cũng khuyên người sanh trí chứng quả Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán, Ðộc Giác Bồ Đề và chứng thật tế được quả Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán, Ðộc Giác Bồ Đề.

Luôn ngợi khen chính đáng pháp sanh trí chứng quả Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán, Ðộc Giác Bồ Đề và chứng thật tế được quả Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán, Ðộc Giác Bồ Đề.

Vui mừng ngợi khen người sanh trí chứng quả Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán, Ðộc Giác Bồ Đề và chứng thật tế được quả Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán, Ðộc Giác Bồ Đề.

Nên tự vào ngôi Bồ Tát chánh tánh ly sanh, cũng khuyên người vào ngôi Bồ Tát chánh tánh ly sanh, luôn ngợi khen chính đáng pháp vào ngôi Bồ Tát chánh tánh ly sanh, vui mừng ngợi khen người vào ngôi Bồ Tát chánh tánh ly sanh.

Nên tự nghiêm tịnh Cõi Phật, thành thục hữu tình. Cũng khuyên người nghiêm tịnh Cõi Phật, thành thục hữu tình. Luôn ngợi khen chính đáng pháp nghiêm tịnh Cõi Phật, thành thục hữu tình. Vui mừng ngợi khen người nghiêm tịnh Cõi Phật, thành thục hữu tình.

Nên tự phát khởi thần thông Bồ Tát, cũng khuyên người phát khởi thần thông Bồ Tát, luôn ngợi khen chính đáng pháp phát khởi thần thông Bồ Tát, vui mừng ngợi khen người phát khởi thần thông Bồ Tát.

Nên tự phát sanh trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Cũng khuyên người phát sanh trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Luôn ngợi khen chính đáng pháp phát sanh trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vui mừng ngợi khen người phát sanh trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Nên tự đoạn tất cả phiền não tập khí nối nhau, cũng khuyên người đoạn tất cả phiền não tập khí nối nhau, luôn ngợi khen chính đáng pháp đoạn tất cả phiền não tập khí nối nhau, vui mừng ngợi khen người đoạn tất cả phiền não tập khí nối nhau.

Nên tự thọ trì viên mãn thọ mạng, cũng khuyên người thọ trì viên mãn thọ mạng, luôn ngợi khen chính đáng pháp thọ trì viên mãn thọ mạng, vui mừng ngợi khen người thọ trì viên mãn thọ mạng.

Nên tự chuyển pháp luân, cũng khuyên người chuyển pháp luân, luôn ngợi khen chính đáng pháp chuyển pháp luân, vui mừng ngợi khen người chuyển pháp luân.

Nên tự gìn giữ hộ trì chánh pháp khiến trụ, cũng khuyên người gìn giữ hộ trì chánh pháp khiến trụ, luôn ngợi khen chính đáng pháp gìn giữ hộ trì chánh pháp khiến trụ, vui mừng ngợi khen người gìn giữ hộ trì chánh pháp khiến trụ.

Thiện Hiện! Đại Bồ Tát nào muốn mau thành tựu sự mong cầu quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, thì đối với pháp như thế dùng vô sở đắc mà làm phương tiện và nên trụ như vậy.

Thiện Hiện! Các Đại Bồ Tát nên học phương tiện thiện xảo, Bát Nhã Ba la mật đa sâu xa như thế. Nếu học như thế mới có thể an trụ pháp đáng trụ. Nếu học như thế, an trụ như thế, thì đối với các sắc không bị chướng ngại, đối với thọ, tưởng, hành, thức không bị chướng ngại. Cho đến đối với việc chuyển pháp luân không bị chướng ngại, đối với chánh pháp trụ không bị chướng ngại.

Vì sao?

Thiện Hiện! Vì Đại Bồ Tát này từ trước đến nay không thọ trì sắc, không thọ trì thọ, tưởng, hành, thức. Cho đến không thọ trì chuyển pháp luân, không thọ trì chánh pháp trụ.

Vì sao?

Thiện Hiện! Vì sắc không thể thọ trì, nếu sắc không thể thọ trì thì không phải sắc. Vì thọ, tưởng, hành, thức không thể thọ trì, nếu thọ, tưởng, hành, thức không thể thọ trì, thì không phải thọ, tưởng, hành, thức.

Cho đến vì chuyển pháp luân không thể thọ trì, nếu chuyển pháp luân không thể thọ trì, thì không phải chuyển pháp luân.

Vì chánh pháp trụ không thể thọ trì, nếu chánh pháp trụ không thể thọ trì, thì không phải chánh pháp trụ.

Khi Đức Phật thuyết Bồ Tát trụ pháp này có hai ngàn Bồ Tát đắc vô sanh pháp nhẫn.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần