Phật Thuyết Kinh đại Phương Quảng Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi Căn Bản Nghi Quỹ - Phẩm Mười Năm - Phẩm Nhất Tự Căn Bản Tâm Chân Ngôn Nghi Tắc
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Thiên Tức Tai, Đời Tống
PHẬT THUYẾT
KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG
BỒ TÁT TẠNG VĂN THÙ SƯ LỢI
CĂN BẢN NGHI QUỸ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Thiên Tức Tai, Đời Tống
PHẨM MƯỜI NĂM
PHẨM NHẤT TỰ CĂN BẢN
TÂM CHÂN NGÔN NGHI TẮC
Bấy giờ, Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật lại quán sát tất cả Thiên Chúng với hàng Bồ Tát, Bích Chi, Thanh Văn… trên Cõi Trời Tịnh Quang, rồi bảo Diệu Cát Tường Đồng Tử rằng: Này Diệu Cát Tường!
Tất cả Như Lai đều nói Pháp Tạng Dharmakośa chân thật căn bản này đồng với báu Như Ý Cintāmaṇi làm mãn tất cả nguyện của thế gian. Vả lại, các Phật Như Lai ở Cõi Phật kia, khi nhập vào Niết Bàn với thời mạt pháp khi pháp muốn diệt thời vì khiến cho ủng hộ tất cả Tạng Chân Ngôn Mantra kośa của Như Lai.
Này Đồng Tử! Chân Ngôn nghi quỹ Vương Mantra tantrāṇāṃ kalpa rāja của ông hay khiến cho tất cả chúng sinh mỗi mỗi đều bình đẳng, viên mãn ý nguyện.
Này Đồng Tử! Nghi Quỹ Vương của ông ở trong nghi quỹ Vương của Như Lai được là bậc nhất. Nếu có niệm Đại Luân Nhất Tự Minh Vương này thì giống như tụng Đại Minh Vương của tất cả Như Lai.
Này Đồng Tử! Nhất Tự nghi quỹ vương của ông là câu bậc nhất đệ nhất cú là câu tối thượng tối thượng cú.
Ở thời quá khứ cách nay khoảng sáu mươi hai căng già sa số kiếp, thời đó có được Phật hiệu là Vô Lượng Thọ Trí Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sư, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn Amitāyur jñāna viniścaya rājendra tathāgata arhate samyak sambuddha vidyācaraṇa sampanna sugata, lokavid, anuttara, puruṣa damyasārathi, śāstā deva manuṣya, buddha bhagavāṃ.
Nếu có chúng sinh tạm được nghe tên của Đức Như Lai này thì tiêu trừ tội của năm nghịch. Nếu có niệm tên của Đức Như Lai này thì quyết định được Vô Thượng bồ đề, huống chi là người đối với Chân Ngôn dùng Tâm quyết định cầu thành tựu.
Nếu có tất cả Trì Tụng Hành Nhân muốn được thành tựu Chân Ngôn trì trước tiên nên đối với Đức Vô Lượng Thọ Trí Quyết Định Vương Như Lai Amitāyur jñānaviniścaya rājendra tathāgata tác lời niệm như vậy: Quy y Thế Tôn Vô Lượng Thọ Trí Quyết Định Vương Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác với tất cả Như Lai của nhóm Vô Lượng Quang Phật Amitābha buddha, Bảo Tràng Phật Ratna ketubuddha Rồi đối với Chư Phật mỗi mỗi làm lễ xong, tùy theo ý tụng Chân Ngôn thì chỗ mong cầu đều được.
Nếu vì tăng trưởng phước đức thì nên niệm danh hiệu của ba Đức Như Lai với lễ tất cả Như Lai, quyết định đắc được vô lượng phước đức.
Trì Tụng Hành Nhân ấy nếu được thành tựu Chân Ngôn thì đối với tất cả pháp thiện lành Kuśala dharma: Thiện pháp sẽ được viên mãn, được địa vị của Bồ Tát, ngày sau quyết định đắc được Vô Thượng bồ đề.
Nhất Tự Chân Ngôn này là tâm của tất cả Như Lai, ở trong tất cả nghi quỹ là tối tôn tối thượng, hay thành tựu tất cả sự nghiệp.
Này Diệu Cát Tường! Nghi quỹ vương của ông là bí mật sâu xa tối tôn tối thượng, vì thế gian làm lợi ích lớn.
Nếu chung sinh kia chẳng phải là đệ tử của Phật với không có tâm chân chính, chẳng tin vào giáo mà Như Lai đã nói, lại đối với Phật Pháp gia thêm sự hủy báng thì chẳng được truyền thụ nghi quỹ của đại thừa này.
Lại có người ác ngã mạn chẳng tin Kinh Giáo mà Đức Như Lai đã nói, chỉ vui thích cúng dường Thanh Văn, Bích Chi Phật. Nhóm người này cũng chẳng được truyền thụ.
Người này đối với sự thành tựu Chân Ngôn không có kiến phần hay năng thủ phần tức chỉ tác dụng năng duyên của các thức, là chủ thể nhận thức sự vật, cũng tức là tác dụng của chủ thể hay chiếu biết cảnh giới sở duyên.
Nếu lại có người phát tâm tối thượng thiện, tin nơi Đại Thừa, đối với tâm của Phật Bồ Tát thường cúng dường. Như nhóm người này là chân hành nhân thì mới có thể truyền thụ.
Đây là Diệu Cát Tường Đại Luân nhất Tự Vương Chân Ngôn mà Như Lai đã nói, Chân Ngôn này hay ban cho khoái lạc.
Chân Ngông Vương này là tâm của tất cả Phật, tất cả Chân Ngôn được sinh ra trong điều này, lại là điều mà câu chi Phật quá khứ đã nói, hay vì chúng sinh làm lợi ích lớn, thường vì chúng sinh diệt các nghiệp tội, thường cho chúng sinh chặt đứt các mê đảo, sẽ khiến cho an trụ tại tướng pháp giới của Chân Ngôn Diệu Giác.
Truyền đại lực Nhất Tự Minh này khiến trụ lâu ở đời để khiến cho con mắt Pháp Dharma cakṣu: Pháp Nhãn thường quán thế gian.
Nhất Tự Vương này hay thành tựu tất cả việc, hay trừ diệt tất cả ác. Nếu có y theo pháp làm việc thiện lớn, trường trì tụng một ngàn không trăm lẻ tám biến thì quyết định đắc được mọi loại cát tường.
Xua kia Đức Vô Lượng Thọ Trí Quyết Định Vương Phật nói Diệu Cát Tường.
Tâm Hàm Tự Chủng Tử Nghĩa kèm với chữ Ô hợp làm một hiệu, cùng làm Chủng Tử: MUṂ lưu hành thế gian. Sau khi Đức Phật Diệt Độ, ở thời Mạt Pháp y theo.
Pháp niệm tụng thì mau được thành tựu.
Đức Vô Lượng Thọ Trí Quyết Định Vương Như Lai kia trụ ở Cõi Phật Buddhakṣetra tên là Vô Lượng Thọ Amitāyus. Ở trong cõi ấy trụ vô lượng kiếp, chuyển bánh xe diệu pháp, rồi Đức Như Lai ấy dùng Chân Ngôn này giao cho đệ nhất Phật Tử đại lực Đại Tinh Tiến Đại Cần Dũng Bồ Tát.
Vị Bồ Tát ấy lại giao cho Phổ Hiền Samanta bhadra, Phổ Hiền ấy giao cho Phật Tử Buddha putra Diệu Cát Tường Mañjuśrī, nay ta, Như Lai lại vì ông nói Chân Ngôn Đệ Nhất nghi quỹ vương này, là đều mà Đức Pháp Vương Dharma rāja tối thượng đã tuyên nói. Ta vì lợi ích cho tất cả hữu tình lại nói tên Phật.
Nẵng mô Vô Lượng Thọ Trí Quyết Định Vương Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.
Namo Amitāyur jñāna viniścaya rājendrāya tathāgatāyārhate samyaksaṃbuddha.
Nẵng mô Sa La Hoa Vương Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.
Namo śālendrarāja tathāgatāyārhate samyaksaṃbuddha.
Nẵng mô Vô Lượng Thọ Vô Lượng Quang Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác Namo amitāyur amitābha tathāgatāyārhate samyaksaṃbuddha.
Cho đến Bảo Tràng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác Ratna ketu tathāgatāyārhate samyaksaṃbuddha.
Như vậy quy mệnh đỉnh lễ ba lần, sau đó tụng Nhất Tự Chân Ngôn.
Vì sao mà chúng Thánh Chúng, Đức Vô Lượng Thọ Trí Quyết Định Vương Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nói: Ở trong Thế Giới Vô Lượng Thọ Amitāyus vì lợi ích cho tất cả chúng sinh khiến được khoái lạc. Lại vì thương xót phần lớn chúng sinh trong chúng vị lai, sau khi pháp mạt, khi pháp muốn diệt thời có các người ác hủy báng Tam Bảo.
Vì muốn điều phục người như vậy nên tất cả Như Lai ấy có Đệ Nhất Phật Tử Đắc Đại Cần Dũng Bồ Tát Ma Ha Tát, lại truyền cho Phổ Hiền Bồ Tát Ma Ha Tát.
Phổ Hiền Bồ Tát Ma Ha Tát ấy lại truyền giao cho Diệu Cát Tường Đồng Tử Này Đồng Tử! Nay lại vì tất cả chúng sinh sinh thương xót sâu xa, lại tưởng thời mạt pháp ở vị lai, khi pháp muốn diệt thời vì khiến cho ủng hộ Pháp Tạng của Như Lai, khiến tu Tối Thượng Chân Ngôn nghi quỹ như vậy.
Đồng Tử hãy nghe cho kỹ! Nay ta lại nói Chân Ngôn đại lực nghi quỹ của ông. Nếu người muốn thành tựu các sự nghiệp, trước tiên ở chỗ thanh tịnh trên núi, tụng Chân Ngôn ba mươi lạc xoa làm pháp Tiên hành để khiến cho thân tâm, pháp hành đều được thành thục.
Dùng sữa làm thức ăn, yên lặng trì tụng, chẳng được khởi tư tưởng nơi pháp Chân Ngôn khác, cần phải phát tâm bồ đề Bodhi citta, quy mệnh ba Tôn, thanh tịnh trì giới. Lại nên thỉnh nhận Bồ Tát giới. Như vậy tu thanh tịnh xong thì mới được làm các Pháp thành tựu tối thượng.
Người muốn làm pháp, trước tiên tìm người vẽ, tâm vốn thanh tịnh kèm cho thọ nhận giới, và tìm kiếm màu vẽ cực tốt bậc nhất. Như vậy được xong thì mới có thể làm bức tranh. Bức tranh ấy rộng một khuỷu tay của Phật, dài bốn Xích 4/3 m.
Như vậy làm xong, người vẽ ấy khiến phải tinh khiết, ăn ba món thức ăn màu trắng, mặc áo sạch mới, chọn ngày Cát Tinh trực nhật, hoặc ngày mười năm trong kỳ Bạch Nguyệt, lúc mặt trời mới mọc thì bắt đầu vẽ đến giờ ngọ, sau giờ ngọ liền trụ, ngày ngày như vậy cho đến khi hoàn tất.
Trên bức tranh ấy, trước tiên vẽ Thế Giới Vô Lượng Thọ, đất ấy vẽ khắp các hoa sen báu, hoặc báu Đại Thanh Mahā nīla, hoặc báu Pha Chi Ca Sphaṭika, báu có màu xanh lục đậm… dùng báu như vậy nghiêm sức bên trên bên dưới.
Ở giữa vẽ cung điện báu lớn Mahā ratna vimana, phướng Dhvaja, phan Pata, dù lọng Cchatra, các vật cúng dường thảy đều thù diệu, lại có lửa sáng mỗi mỗi đều che trùm bên trên, xinh đẹp trang nghiêm.
Bên trong điện thứ nhất, ở chính giữa vẽ Tòa Sư Tử Siṃhāsana, trên tòa vẽ Đức Vô Lượng Thọ Trí Quyết Định Vương Như Lai Amitāyur jñāna viniścayarājendrāya tathāgata, làm tướng Thuyết Pháp, thân Phật màu hồng, ánh sáng chiếu bốn phương.
Bên trái vẽ tòa hoa Ưu Bát La báu Ratnotpalāsana, trên tòa vẽ Đại Cần Dũng Bồ Tát Ma Ha Tát Mahā sthāma prāpta bodhisatva mahā satva: Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát, làm tướng chiêm ngưỡng Như Lai, tay phải cầm cây phất trắng, tay trái cầm Thiên Quả, làm màu xanh lục nhạt, ánh sáng chiếu khắp, dùng mọi loại trang nghiêm để nghiêm sức.
Bên phải vẽ Phổ Hiền Bồ Tát Ma Ha Tát Samanta bhadra bodgisatva mahāsatva ngồi trên tòa hoa Ưu Bát La báu, thân màu xanh lục nhạt, đỉnh đội mão báu, mặc áo màu xanh thượng diệu, trân câu, Anh Lạc, vòng hoa báu, dây quấn nách, lửa sáng chiếu khắp, tất cả trang nghiêm.
Bên phải, tiếp theo vẽ Thánh Diệu Cát Tường Bồ Tát Ārya mañjuśrībodhisatva ngồi trên tòa hoa Ưu Bát La báu, thân màu vàng sáng như tướng Đồng Tử có năm búi tóc, mặt mắt đoan nghiêm, đầy đủ cát tướng, mặc áo màu xanh, dùng báu trân châu làm chuỗi Anh Lạc với làm dây quấn nách, trang nghiêm thân tướng, vui vẻ chắp tay chiêm ngưỡng Như Lai.
Tiếp theo, bên dưới vẽ người trì tụng, tùy theo nghi dung của minh, trang nghiêm sạch mới, quỳ gối phải sát đất, tay cầm vòng hoa sen, cúi đầu làm tướng phụng hiến.
Tiếp theo, phía trước, ở trên góc tranh, bên phải vẽ hai Đức Phật, vị thứ nhất tên là Vô Lượng Quang Amitābha, vị thứ hai tên là Phước Quang Puṇyābha. Bên trái vẽ hai Đức Phật, vị thứ nhất tên là Sa La Hoa Vương Sālendra rāja, vị thứ hai tên là bảo Tràng Ratna ketu.
Bốn Đức Như Lai này, thân như màu vàng ròng, ánh sáng rực rỡ, ngồi trên tòa hoa sen trắng, mọi hoa trang nghiêm. Mọi loại nghiêm sức vi diệu bậc nhất, ngồi kiết già, làm tướng thuyết pháp.
Ở bên trên Chư Phật, vẽ mọi loại mây, trong mây vẽ một Bồ Tát tên là Diệu Nhãn Sunetra, thân thướng đầy đủ, ánh sáng chiếu khắp, tay phái tác thí nguyện Varaprada, tay trái nắm góc áo cà sa. Như hành tướng ấy ở trong mây tuôn mưa mọi loại hoa, tướng cúng dường Như Lai.
Nghi tắc vẽ Đức Thế Tôn Vô Lượng Thọ Trí Quyết Định Vương Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác này cùng với Nhất Tự Chân Ngôn kia với nhóm sức mạnh, nhóm tinh tiến, sức công đức tối thượng rộng lớn chẳng thể nghĩ bàn của Phật Đỉnh Vương, Đại Luân Phật Đỉnh Vương… ta đã lược nói.
Trước tiên, Ta rộng nói hết thảy nghi quỹ của Nhất Thiết Phật Đỉnh Vương Đại Luân Nhất Tự, tất cả chỗ làm đều hay thành tựu.
Nếu có Hành Nhân muốn làm pháp thành tựu cho đến chẳng tu Tiên hành thì chỗ làm niệm tụng, tất cả hay thành huống chi là đối với pháp Tiên Hành mà có công tích. Phàm có tu trì, tùy vui được quả. Hoặc cầu phú quý, tất cả đều được.
Nếu có người ở trước tượng thành tựu của Đức Thế Tôn Vô Lượng Thọ Trí Quyết Định Vương Như Lai, tâm chân thành, một lòng tùy vui thì người này ngày sau quyết định chứng được vô thượng bồ đề là do Uy Đức của Đức Vô Lượng Thọ Trí Quyết Định Vương Như Lai với tâm của tất cả Phật.
Đây là tất cả Phật Đỉnh Đại Luân Vương. Đây là Vi Diệu Đại Cát Tường Đồng Tử Tâm Nhất Tự Đỉnh Luân Vương. Lược nói sức chẳng thể nghĩ bàn, uy đức chẳng thể nghĩ bàn, thần thông biến hóa chẳng thể nghĩ bàn của Như Lai.
Nếu có hành nhân làm pháp điều phục. Hoặc chẳng tu Tiên Hành, hoặc chẳng trì giới cho đến ăn thịt uống rượu… cũng được pháp thành tựu. Trừ kẻ chẳng phát tâm bồ đề với chẳng tin trong cho đến hủy báng Tam Bảo, nhóm người như vậy nếu làm pháp phá hoại kèm với điều phục ắt chẳng thể thành, huống chi là tu việc của Trung Phẩm, Thượng Phẩm.
Phàm người trì tụng, một lần trì niệm thì ủng hộ thân của mình. Hai lần trì niệm thì ủng hộ người khác. Ba lần trì niệm làm đại ủng hộ xong, cho đến Bồ Tát Thập Địa Daśa bhūmi cũng chẳng thể lạy động được huống chi là sức lực khác mà có thể lay động được.
Nếu bốn lần trì niệm thì có thể cứu các việc khổ não của tất cả chúng sinh. Nếu năm lần trì niệm xong, quán tưởng Phật Thế Tôn thì chỗ mong cầu đều được.
Nếu vào ngày tốt của mặt trăng Candra, ngôi sao Graha, y theo pháp ở trước tượng Phật Bồ Tát, hoặc Kinh Pháp với trước Tháp Xá Lợi.
Trước tiên, tắm gội, mặc áo sạch mới, chuẩn bị trì giới một ngày đêm, sau đó lấy nước mới trong sạch không có loài trùng, nhóm hương hoa màu trắng, làm sái tịnh rưới vảy cho sạch sẽ ở vị trí đất tại nơi làm pháp, đối hương Bạch Đàn Śveta candana, hương Cung Câu Ma Kuṅkuma, hương Long Não Karpūra. Thiêu đốt nhóm hương như vậy xong, làm Pháp Hộ Ma.
Nếu vì Sát Đế Lợi Kṣatriya thì dùng củi ướt A Thấp Phộc Tha Aśvattha nhúm lửa.
Nếu vì Bà La Môn Brāhmaṇa thì dùng củi ướt Bát La Xá Palāśa nhúm lửa.
Nếu vì Tỳ Xá Vaiśya thì dùng củi ướt Khư Nễ La Khadira nhúm lửa.
Nếu vì Thủ Đà Śūdra thì dùng củi ướt A Ba Ma Lý Nga Apāmārga nhúm lửa nhóm như vậy tùy theo sức, kèm dùng hoa lúa gạo đồng làm Hộ Ma, làm pháp Giáng Phục rất ư bậc nhất, sau này làm pháp thì dựa theo điều này mà biết.
Nếu vì giáng phục oan gia, đều tùy theo mỗi mỗi chỗ dùng ấy, dùng tám ngàn miếng củi ướt ấy làm Hộ Ma, sau đó dùng bơ tám ngàn lần làm Hộ Ma, sau lại lấy tro ném vào nơi chốn an cư của oan gia có tâm ác ấy. Lại khi ném tro thì kết Phật Đỉnh Đại Luân Nhất Tự Vương Ấn, liền dùng Ưu Bát La Ấn thì được oan gia chịu thua rút lui.
Hoặc riêng có tai nạn lớn với có việc khổ não của tâm thì dùng điều này được trở về như cũ. Như vậy lại có việc riêng thì tùy theo ý làm pháp.
Nếu có người bệnh thì cho mặc cái áo đã gia trì, ắt thân được an vui.
Nếu gia trì vào nhãn dược rồi chấm vào con mắt thì được tất cả người yêu trọng.
Nếu hướng mặt về phương Nam gia trì thì tất cả khuôn mặt giận dữ quán sát thảy đều chuyển tâm thiện, yêu trọng.
Hoặc dùng hoa quả với diệu hương ấy, gia trì bảy biến rồi đem cho người khác. Người kia ngửi thấy thì tâm tự hạ mình tôn trọng. Hoặc lại có người khác nhìn thấy cũng đều hạ mình tôn trọng.
Tất cả người bệnh với thân rét buốt. Gia trì vào nước ấm cho tắm gội sẽ được an vui.
Pháp điều phục này đối với chúng sinh khổ não đều chẳng được làm. Hoặc người không có chủ, không có chỗ nương nhờ thì người trì tụng cũng nên thương xót, đối với người nữ, người ngu, người bệnh, người nghèo, người khổ não cho đến người hèn mọn với người có hai căn… đều chẳng được làm.
Nếu đối với Thượng Nhân có dũng mãnh tinh tiến, người đại xan tham, người có đại tài đại lực, người cực ngã mạn. Nơi của người như vậy thì có thể được làm. Lại có người ác hủy báng sự hiền thiện, hoại loạn chánh pháp, trộm cắp tiền của người khác, người làm các việc ác cũng có thể được làm.
Lại có người chẳng tin tất cả Chân Ngôn với nhóm pháp tương ứng, tâm ác, tà kiến… nơi nhóm như vậy thì có thể được làm.
Nếu có quy mệnh Tam Bảo, đủ chính kiến, nơi có tâm đạo thì chẳng được làm.
Lại có Pháp. Nếu có người xa lìa Phật Tăng, thường tác sân nộ thì nên ở chỗ ấy, ném tro gia trì, ắt tự nhiên hồi hướng. Nếu là oan gia có súc mạnh lớn thì cũng có thể phá hoại được.
Nếu có tai nạn lớn thì chẳng được làm pháp này. Nên làm nội trong hai mươi mốt ngày sẽ được pháp thành tựu, có thể phá nghịch tất cả oan gia. Bảy ngày đầu thì kẻ kia có tâm phiền muộn, xong mười bốn ngày thì kẻ kia tự thọ bệnh, nếu đến hai mươi mốt ngày thì kẻ kia tự phá hoại, xa lìa với đi nơi khác chẳng gặp nhau nữa.
Nếu có hay làm pháp này, như vậy một hướng là cảm hóa chúng sinh, chẳng vì điều khác, cho nên chẳng được làm. Nếu nghịch với ý của Đức Phật, làm tất cả việc gây hại cho hữu tình thời Đức Phật chẳng có hứa.
Chư Phật đã nói mọi loại nghiệp lớn, hai quả đen trắng. Nếu làm nghiệp đen Kṛṣṇa karma tạp loạn chẳng thiện thí quyết định được báo tạp loạn chẳng thiện. Người trì tụng cần phải xa lìa nghiệp đen tạp loạn, nên tu nghiệp trắng Śubha karma hiền thiện trong sạch sẽ được thành quả báo thanh tịnh trắng trong hiền thiện.
Nếu hại chúng sinh sẽ chiêu cảm địa ngục. Người trì tụng ấy nên siêng năng nghĩ nhớ, chặt đứt pháp như vậy.
Người trì tụng xa lìa sát sinh thì chiêu cảm được báo tối thượng, sẽ sinh trên Trời được niềm vui của sự giải thoát.
Lại người trì tụng, nếu được thành tựu Chân Ngôn thì được Thiên Trung Thiên Devātideva: Tối thắng trong Chư Thiên, Vua của hàng Trời, được Nhất Thiết Trí Sarva jña.
Vì giáo hóa chúng sinh, khới mọi loại hạnh, tu mọi loại Nhân Hetu, làm ngàn sự nghiệp, tùy theo ý thành tựu.
Nếu làm pháp điều phục thì chuyên tâm niệm tụng, y theo pháp Hộ Ma, được thành tựuy Hạ Phẩm, nơi Pháp Trung Phẩm có hứa chút thành tựu, chỉ trì tụng pháp nói thượng trung hạ. Nếu trì tụng tối thượng được báo tối thượng, nếu trì tụng được trung thì được báo của Trung Phẩm, nếu trì tụng Hạ Phẩm thỉ được báo của Hạ Phẩm.
Đối với Pháp Hộ Ma cũng nói ba loại xứng lượng thời tiết. Phàm trì tụng Hộ Ma cần phải tu tập sự nghiệp tối thượng không có hàng nào ngang bằng được.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Trung Bổn Khởi - Phẩm Sáu - Phẩm Trở Về Bổn Quốc
Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - Kinh Vacchagotta Về Lửa
Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Tám - Trưởng Lão Tăng Kệ - Chương Mười Năm - Phẩm Mười Năm Kệ
Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Bảy - Ngạ Quỷ Sự - Phẩm Một - Phẩm Con Rắn - Chuyện Thí Dụ Phước điền
Phật Thuyết Kinh Trung Bổn Khởi - Phẩm Bốn - Phẩm độ Vua Bình Sa