Phật Thuyết Kinh đại Thừa đại Bi Phân đà Lợi - Phẩm Hai Mươi Bốn - Phẩm Bố Thí Thân Mạng
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Pháp Cự, Đời Tây Tấn
PHẬT THUYẾT KINH ĐẠI THỪA
ĐẠI BI PHÂN ĐÀ LỢI
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Pháp Cự, Đời Tây Tấn
PHẨM HAI MƯƠI BỐN
PHẨM BỐ THÍ THÂN MẠNG
Này Bồ Tát Tịch Ý, vào đời xa xưa, trải qua vô lượng A tăng kỳ đại kiếp về trước, bấy giờ cõi này tên Vô Trần Di Lâu Yếm, thuộc thời kỳ Tượng Pháp của Đức Liên Hoa Hương Như Lai, loài người thọ một trăm tuổi, khi ấy ta làm Chuyển Luân Thánh Vương Đại Cường Lực, thống lãnh Cõi Diêm Phù Đề hiệu là Vô Thắng.
Có một ngàn người con trai, đều được ta khuyến hóa khiến cùng phát tâm thành Chánh Giác Vô Thượng. Chúng đã xuất gia theo giáo pháp của Đức Liên Hoa Hương Như Lai, tu tập đầy đủ phạm hạnh, phát huy làm hưng hiển đạo pháp của Phật để lại chỉ trừ có sáu người con không muốn xuất gia, chẳng chịu phát tâm bồ đề.
Ta đã đôi lần dạy bảo chúng: Các con cầu gì mà không phát tâm bồ đề?
Không chịu xuất gia tu tập đạo giác ngộ?
Sáu người con thưa: Chúng con không thể xuất gia được!
Vì sao?
Vào thời kỳ Tượng Pháp tệ ác này, dù có xuất gia cũng không thể giữ gìn đầy đủ giới cấm cho bản thân, xa lìa bảy Thánh tài, luôn sống trong vực sâu sinh tử, do không có hộ giới, nên khi chết bị đọa vào ba đường ác, không có đủ công đức để được sinh lên Cõi Trời, trong cõi người. Vì vậy, chúng con không thể xuất gia.
Ta lại hỏi: Các con cớ sao không phát tâm bồ đề?
Chúng đáp: Nếu Phụ Vương có thể đem toàn cõi Diêm Phù Đề này cho chúng con thì sau đó chúng con sẽ phát tâm cầu đạo quả giác ngộ vô thượng.
Này thiện nam tử, nghe chúng nói như vậy, ta rất đỗi vui mừng, suy nghĩ: Ta đã khiến mọi người trong cõi Diêm Phù Đề an trụ nơi Ba Quy Y, giữ gìn tám trai giới, tu tập theo ba thừa. Nay ta nên chia cõi Diêm Phù Đề này làm sáu phần đem cho sáu người con để khuyên hóa chúng phát tâm cầu đạo vô thượng.
Còn ta thì sẽ xuất gia tu tập phạm hạnh đầy đủ. Sau đấy, ta làm theo ý nghĩ của mình, đem cõi Diêm Phù Đề chia thành sáu phần cho các con, rồi đi xuất gia.
Sáu vị Vua của cõi Diêm Phù Đề lúc này không hòa thuận với nhau lại gây chiến tranh, oán thù, ganh ghét, mưu hại, gieo rắc tang thương thống khổ.
Bấy giờ, toàn cõi Diêm Phù Đề rơi vào cảnh đói kém, loạn lạc, Trời hạn không mưa, ngũ cốc không thu hoạch được, cây cối khô héo nên không có hoa trái, cả đến thảo dược cũng không sinh sản. Muôn dân, cả cầm thú đều đói khát, thân bị khổ nạn bức bách, thiêu đốt.
Khi ấy, ta liền suy nghĩ: Nay chính là lúc ta phải đem thân mình ra bố thí, tự đem máu thịt của bản thân để khiến cho chúng sinh được no đủ.
Nghĩ như vậy xong, ta bèn rời nơi tu tập đi vào vùng giữa nước, đến thẳng núi Chướng Thủy, lập thệ nguyện: Như ta nay tự bỏ thân mạng chỉ vì tâm bi, không cầu báo vì lợi ích Chư Thiên, người đời khiên thành núi thịt thí chúng sinh.
Như ta đã bỏ sắc thân diệu chẳng cầu Thích, Phạm hay Thiên Ma chỉ nhằm đem lợi ích người Trời khiến máu thịt ta thành núi lớn.
Trời, Người, Rồng, Dạ Xoa hãy nghe có tại nơi đây Thần cây, núi vì muôn loài khởi tâm đại bi đem thân máu thịt cung cấp đủ.
Thiện nam tử, ngay khi ta lập nguyện xong thì nơi Cõi Trời, A Tu La đều động, núi Tu Di, biển lớn, cả Đại Địa đều chấn động sáu cách, Trời, Thần, đại chúng đều thương khóc.
Bấy giờ, ta từ nơi núi Chướng Thủy tự gieo mình xuống, do bản nguyện nên thân ta hóa trở thành núi thịt, cao một do tuần, ngang dọc mỗi chiều đều rộng bằng một do tuần. Lúc này muôn dân, chim thú cùng kéo nhau đến ăn uống máu thịt nơi thân ta.
Nhờ bản nguyện của ta nên núi thịt ngày đêm sinh trưởng thêm, dần dần cao đến một ngàn do tuần, ngang dọc cũng bằng một ngàn do tuần. Cả bốn bên đều có đầu người, gồm đủ tóc, mắt, tai, mũi, lưỡi, miệng, răng.
Các đầu người này cùng cao giọng xướng lên: Hỡi các chúng sinh, theo nhu cầu của mình, các ngươi cứ đến đây ăn thịt, uống máu tùy ý, cả đến mắt, tai, mũi, lưỡi, miệng, răng, tóc này cũng vậy, tùy chỗ cần dùng thì cứ theo ý muốn mà lấy.
Nếu như các ngươi phát tâm cầu đạo quả bồ đề vô thượng, hoặc cầu Bích Chi Phật thừa, Thanh Văn thừa, thì các thứ nuôi dưỡng thân này dùng mãi không hết. Nhận của bố thí này không làm cho các ngươi phạm tội, mà lại khiến được sống lâu.
Việc bố thí này đã mở mang trí tuệ cho chúng sinh, nên có người phát tâm cầu Thanh Văn thừa, có người phát tâm cầu Bích Chi Phật thừa, có người phát tâm cầu đạo quả giác ngộ vô thượng, có người cầu phước báo nơi Cõi Trời, Người.
Trong số các chúng sinh đến ăn thịt, uống máu nơi thân ta, có kẻ lấy mắt, có kẻ lấy tai, có kẻ lấy mũi, có kẻ lấy môi, có kẻ lấy răng, có kẻ lấy lưỡi…
Nhưng do bản nguyện, nên hễ mất đi thì chúng liền có lại như cũ, không bao giờ hết, không bao giờ giảm, đến cả mười ngàn năm, khiến cho tất cả loài Người, Dạ Xoa, Quỷ, Thần cùng chim thú trong cõi Diêm Phù Đề đều được sung mãn.
Trong mười ngàn năm, ta đã bố thí mắt nhiều như cát Sông Hằng, bố thí máu nhiều như nước trong bốn biển lớn, bố thí thịt nơi thân nhiều bằng một ngàn núi Tu Di, bố thí lưỡi nhiều như núi Thiết Vi, bố thí tai bằng núi Trung Di Lâu, bố thí mũi như núi Đại Di Lâu, bố thí răng như núi Kỳ Xà Quật. Ta đã dùng thịt nơi bản thân bố thí trong khắp cõi Ta Bà.
Thiện nam tử! Ông nên biết trong mười ngàn năm xưa kia, ta đã dùng một thân mạng như thế khiến cho vô lượng vô biên A tăng kỳ chúng sinh đều được no đủ mà không có chút khoảnh khắc nào sinh lòng hối hận.
Lúc ấy, ta lại lập nguyện: Nếu ta nhất định thành Chánh Giác, ý nguyện thành tựu bản thân được lợi ích, thì trong bốn châu thiên hạ này, ta luôn dùng bản thân bố thí, khiến cho tất cả được sung mãn. Trong hằng hà sa số ngàn vạn năm, ở khắp mọi phương nơi Cõi Phật Vô Trần Di Lâu Yếm này, ta sẽ dùng thân bố thí như thế.
Ớ mỗi một phương, đủ mười ngàn năm, ta đem thân thể, máu, thịt, da, mắt, tai, mũi, lưỡi, môi, răng, tóc bố thí đầy đủ cho chúng sinh cùng đem giáp pháp ba thừa khuyến hóa họ.
Nếu Người, Dạ Xoa, La Sát và các loài súc sinh có thân tứ đại ưa ăn thịt, uống máu… thậm chí cả loài ngạ quỷ nữa, ta cũng bô thí cho tất cả khiến chúng đều được no đủ.
Nếu trong một Cõi Phật ta đã dùng máu thịt nơi bản thân cứu tế cho chúng sinh, thì y như vậy, trong khắp hằng hà sa số Cõi Phật có đủ năm thứ ô trược ở mười phương, ta cũng dùng máu thịt, mắt… lưỡi của bản thân mình để bố thí cho chúng sinh được sung mãn. Ta bố thí thân mạng như thế trong hằng hà sa số đại kiếp, khiển cho tất cả chúng sinh trong các Cõi Phật thoát khỏi đói khổ.
Nếu như nguyện này của ta không thành tựu thì khiến cho ta mãi không được gặp Chư Phật Thế Tôn đang trụ thế chuyển pháp Luân trong các Thế Giới khác ở mười phương, ta cũng không thành tựu đạo quả Chánh Đẳng Chánh Giác Vô Thượng, khiến cho ta ở mãi nơi sinh tử, không được nghe tiếng Phật, tiếng Pháp, tiếng Tăng, tiếng Ba la mật, tiếng lực, tiếng vô úy, thậm chí không được nghe âm thanh nói về điều thiện.
Ta đã xả thân bố thí cho tất cả chúng sinh được no đủ, nếu thệ nguyện như thế không thành thì khiến cho ta luôn bị đọa nơi địa ngục A tỳ.
Này thiện nam tử! Thuở xưa các thệ nguyện như thế của ta đều được viên mãn. Như ở một Cõi Phật, trong khắp mọi nơi, ta dùng máu thịt của bản thân bố thí cho tất cả chúng sinh đều được đầy đủ. Như vậy, trong hằng hà sa số Cõi Phật khác khắp mười phương, ta cũng đem máu thịt của bản thân bố thí cho tất cả chúng sinh đều được đầy đủ.
Thiện nam tử, ông nên biết, Như Lai bấy giờ vì dốc tu tập bố thí Ba la mật, cứ tuần tự xả thân bố thí như vậy. Nếu đem máu đã bố thí gom lại thì chứa đầy Cõi Diêm Phù Đề cho đến Cõi Trời Ba Mươi Ba.
Thiện nam tử! Đây gọi là Như Lai lược nói về việc xả thân bố thí Ba la mật!
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Sông Tro
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Chiến đấu - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Vô Thường - Phần Sáu
Phật Thuyết Kinh Bồ Tát Tam Muội Niệm Phật - Phẩm Mười - Chánh Quán
Phật Thuyết Kinh Xuất Sinh Vô Biên Môn đà La Ni - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Tô Tất địa Yết La - Phẩm Mười - Phẩm Phân Biệt Hương đốt
VỊ TỲ KHEO BỊ KẾT TỘI TRỘM CẮP
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Cầu đại Sư - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh chánh Pháp Hoa - Phẩm Mười Tám - Khen Pháp Sư - Phần Hai