Phật Thuyết Kinh đại Thừa Du Già Kim Cương Tính Hải Mạn Thù Thất Lợi Thiên Tý Thiên Bát đại Giáo Vương - Phần Hai Mươi Chín
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bất Không, Đời Đường
PHẬT THUYẾT KINH
ĐẠI THỪA DU GIÀ KIM CƯƠNG TÍNH
HẢI MẠN THÙ THẤT LỢI THIÊN TÝ
THIÊN BÁT ĐẠI GIÁO VƯƠNG
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Bất Không, Đời Đường
PHẦN HAI MƯƠI CHÍN
10. Quán chiếu Thể Tính Nhập Phật Giới Địa: Đức Tỳ Lô Giá Na bảo rằng: Nếu Thánh Tử Bồ Đề Tát Đỏa Ma Ha Tát Đỏa tu chứng Ngũ Thánh Trí Hoa Quang.
Vương Tam Muội hải đồng nhất Thánh tính Kim Cương Tam Mật Tam Ma Địa, vi tế kiên mật u bí bát nhã trí của Tỳ Lô Thế Tôn, nhập vào Kim Cương Tuệ tính, chứng ngàn trăm ức Tam Muội, nhập vào Phật giới thể tính Kim Cương Tam Ma Địa rồi đồng nhất với Như Lai Kim Cương Bát Nhã pháp tính, trí thân, pháp thân của tất cả Chư Phật.
Dùng Phật Bồ Đề, tất cả pháp Ba La Mật Đa thành tựu Đại Ma Ha Tát, chứng nhập vào đại tuệ không không Thánh Địa.
Tính không phục không không Thánh trí tuệ phục không như trí bình đẳng của tính hư không Bồ Tát chứng mười Hiệu Như Lai: Kim Cương chân như pháp tính có mười loại Phẩm công đức thù thắng, đầy đủ tất cả pháp không, đồng với một tính, một tướng, thể tính vô vi, thể của thần hư tâm thần trong sạch trống rỗng, một pháp đồng với pháp tính thì gọi là Như Lai Tathāgata.
Ứng thuận với bốn đế, hai đế tận bờ mé của vòng sinh tử trong tất cả pháp giới, pháp nuôi dưỡng pháp thân không có hai. Đây gọi là Ứng Cúng Arhat.
Như Lai không có một hữu tình nào thảy đều cảm ứng, che trùm khắp hết thảy chúng sinh trong tất cả Thế Giới nhiều như bụi nhỏ, tu trì Bồ Đề Đạo Bodhi mārga, Thánh Hạnh của Như Lai, nhập vào: Chính tính, chính trí, Thánh giải thoát trí.
Biết tất cả pháp: Chẳng phải là có, chẳng phải là không có. Cũng dùng Thánh trí biết căn tính sai biệt của tất cả chúng sinh. Đây gọi là Chính Biến Tri Samyaksaṃbuddha.
Minh minh minh hạnh tức là hạnh của ba minh: Túc mệnh minh, thiên nhãn minh, lậu tận minh: Khi tu hành Phật Quả Buddha phala thời đầy đủ, cho nên gọi là minh hạnh túc Vidyā caraṇa saṃpanna.
Thiện Thệ Sugata là: Mỗi một pháp của Phật ba đời đồng với Thánh Tính Pháp Phật của Phật trước kia. Khi đi thời mỗi mỗi tốt lành, khi đến thời mỗi mỗi tốt lành. Đây gọi là Thiện Thệ Sugata.
Người này hành Thánh Hạnh của Phật thì gọi là tối thắng thượng hạnh, trọn đủ Thánh đức nhập vào thế gian giáo hóa chúng sinh khiến cho Thánh lực ngầm thông, chứng thành giải thoát Vimokṣa, nhập vào Phật đại tịch môn, biết thất cả vô minh kết buộc đều tiêu diệt hết không có dư sót, đây gọi là thế gian giải Loka vid.
Người này chứng Thánh giải tối thắng, tất cả Pháp Thượng Dharmottara của tất cả Như Lai, nhập vào uy nghi, thần thông, hình tướng của Phật. Thể đồng với một tính như Phật không có khác, như Phật Đại nhân, Như Lai Đại Sĩ, hành xứ Thánh Đức tròn đủ, gọi là Vô Thượng Sĩ Anuttara.
Người điều thuận pháp, điều động tất cả chúng sinh hữu tình, được đầy đủ khắp pháp. Đây gọi là Điều Ngự Trượng Phu Puruṣa damya sārathi.
Ở trong Trời, Người: Dạy bảo, chỉ đường cho tất cả chúng sinh thưa hỏi, thọ nhận Pháp Ngôn Kinh Điển, lời dạy hợp với chánh pháp. Đây gọi là Thiên Nhân Sư Śāstā deva manuṣyāṇāṃ.
Pháp vốn không có một, Diệu Sat, Su, Mañju: Kinh Điển thù thắng chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể so sánh vốn không có hai. Phật Tính Buddhatā u vi ẩn nấp vi diệu huyền thông tương thông vi diệu với thường lạc ngã tịnh của Giác Đạo con đường Chánh Giác, hoàn thiện thanh tịnh. Do tất cả chúng sinh lễ kính, tôn trọng, thế nên gọi là Phật Thế Tôn Buddha nātha, hay Buddha bhagavaṃ.
Tất cả Bồ Tát, tất cả Hiền Thánh, tất cả Chư Thiên, tất cả Rồng Thần, hữu tình, người đī trong ba cõi, y theo giáo pháp của Như Lai, tun nhận phụng hành, được nhân Như Lai Địa.
Như vậy, trong Phật Địa Buddha bhūmi, nơi mà tất cả Thánh Nhân đã nhập vào gọi là Phật Giới Địa, thành tựu địa của hai vị: Đẳng Giác, Diệu Giác, được Phật Bồ Đề Kim Cương bất hoại, chứng thành A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Anuttarā samyaksaṃbodhi: Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác.
Bấy giờ, Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai ở ngàn trăm ức Kim Cương bí mật vô biên tính hải Tam Ma Địa Đại Hoa Tạng Thế Giới Hải, ngồi trên tòa hoa sen trăm báu to lớn. Đức Thế Tôn ngồi ở trên tòa phóng ánh sáng màu vàng ròng, Kim Cương màu tím sáng rực như trăm ngàn Mặt Trời.
Trên ánh sáng vàng ròng: Hách Dịch Tam Muội chiếu khắp ba ngàn đại thiên Thế Giới tràn đầy vòng khắp.
Trong mỗi một ánh sáng ấy có vô số vi trần Hóa Thích Ca Phật Nirmāṇa śākyamuṇi buddha, vô số các Đại Bồ Tát Ma Ha Tát thảy đều tập hội, cùng với nhau đồng tâm, thảy đều thọ ký, vui vẻ khoái lạc. Được Đức Như Lai hiện Trí Thân Jñānakāya dùng bàn tay màu vàng ròng xoa đỉnh đầu của Bồ Tát ấy, đồng thấy, đồng học, đồng hạnh, đồng đạo.
Tất cả Chư Phật, tất cả Bồ Tát như vậy, khác miệng đồng âm, khen ngợi không có hai, nhập vào pháp màu nhiệm thù thắng của Như Lai: Hoan lạc chẳng dừng, hết thảy đều vui thích.
Lại có tất cả Chư Phật, tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát nhiều như số bụi nhỏ trong trăm ngàn ức Thế Giới ở phương khác đi đến nơi ấy, hiện ra mà làm chứng minh. Một thời vân tập thỉnh chuyển bánh xe pháp Thánh Đạo của giáo pháp, pháp chẳng thể nói, pháp có thể nói.
Đức Phật nói rằng: Thánh tính ngang bằng như hư không, đồng với pháp giới. Thế nên, pháp này có pháp môn thù thắng kỳ diệu chẳng thể nói, tam muội thù đặc kỳ diệu, ba minh môn… có tổng trì Đà La Ni Môn kỳ đặc kỳ diệu, tất cả Kim Cương môn, tất cả thần thông môn, tất cả hư không bình đẳng tính môn, tất cả giải thoát môn.
Như bên trên, Pháp Môn thù thắng này là nơi mà các Bồ Tát Ma Ha Tát ở tất cả địa bậc dưới chẳng thể hiểu biết. Với tâm thức của tất cả Chư Thiên cũng chẳng thể biết. Chỉ có thân miệng ý Thánh tính thù thắng của Phật Thế Tôn mới biết tất cả pháp có thể tận hết cội nguồn.
Trong pháp môn chẳng thể nói, chẳng thể nói: Đức Như Lai nói Chư Phật Kim Cương Tam Ma Địa, vô lượng tam muội. Trong Phẩm Quang Âm Thiên Hoa nói mười vô tận vô úy Thánh tính cùng đồng với Phật Đạo.
Thế nên, như bên trên, Đức Phật nói mười Thánh Địa, thứ tự nhập vào Đẳng Giác Địa, Diệu Giác Địa. Tất cả Bồ Tát theo thứ tự tu học, quán chiếu, nhập vào Như Lai Địa Kim Cương Bồ Đề, được thành Phật Quả.
Khi ấy, các đại bồ Tát Ma Ha Tát nghe Đức Thế Tôn nói mười Thánh thù thắng đẳng diệu địa xong, tôn kính sâu xa, tin nhận, y theo thực hành.
Bấy giờ, Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai tự nhập vào trăm ngàn Kim Cương Thánh Tính Tam Muội, nhập vào trăm ngàn hư không bình đẳng tính Tam Ma Địa môn khiến tất cả Bồ Tát quán chiếu, đạt nhập vào chân như thật tế Kim Cương kiên mật vi diệu tuệ Thánh tính bất hoại Thánh trí địa, chứng nhập vào Kim Cương Đẳng Giác Diệu Giác Địa.
Khoảng một niệm mau chóng nhập vào Kim Cương dụ định tam mật Bồ Đề tính, chứng thành Diệu Giác Địa, được Kim Cương Thánh tính định, thành tựu pháp thân Phật Như Lai quả.
Như vậy, tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát tu trì, quán hành Như Lai Tam Ma Địa, hết thảy nhập vào Phật Kim Cương Bồ Đề Tam Mật Thánh Đạo chân như thật tính Kim Cương Thánh trí bất hoại địa này, chứng thành Vô Thượng, Chánh Đẳng Bồ Đề Phật Quả, thành tựu A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác.
Khi ấy, Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai bảo rằng: Chư Phật nên biết! Hãy nghe cho kỹ! Hãy nghe cho kỹ!
Nay ta trước kia khi làm Bồ Tát thời tu nhập vào Kim Cương Bí Mật Bồ Đề Tam Ma Địa do Đức Như Lai đã nói xong, cội nguồn của Phật Quả.
Như vậy, tất cả chúng sinh hữu tình tu thành Phật thảy đều tu nhập vào mười phát thú, mười trưởng dưỡng, mười Kim Cương, mười Thánh địa, Đẳng Giác Diệu Giác địa… vượt lên, nhập vào núi vô sinh, chứng Kim Cương Bồ Đề Như Lai giải thoát Thánh Đạo địa, sẽ thành thân Phật Buddha kāya đồng với hoàn thiện thành tựu Bồ Đề vô vi vô tướng… đầy đủ mười lực, hai bất cộng hành pháp, trí thân, Pháp Thân.
Thế nên, tâm thể căn bản Bồ Đề Kim Cương Thánh tính của Tỳ Lô Giá Na Như Lai có sức nguyện lớn giúp cho tất cả hữu tình đồng sinh Thánh tính.
Nay Pháp Thân thường trụ chính đúng tốt đẹp của ta ở ngay trong tính của tất cả chúng sinh, trụ trong tâm của tất cả Bồ Tát, đồng ngang bằng với pháp giới, làm thể tính của thân tâm, cũng làm Thánh lực gia trì tất cả Bồ Tát với tất cả hữu tình, thương sinh trăm họ chứng được thường lạc ngã tịnh Niết Bàn Phật tính, mau thành.
Vô Thượng, Chánh Đẳng Bồ Đề. Chính vì thế cho nên, tất cả các Đại Bồ Tát Ma Ha Tát tôn kính sâu xa…
Đức Như Lai nói xong, mỗi mỗi đều tin nhận, phụng hành.
Bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai Śākyamuṇi tathāgata lại từ cung của Vua Trời Ma Hê Thủ La Maheśvara rāja deva pura giáng hạ đến Nam Diêm Phù Đề Jambu dvīpa, đi đến nói pháp ngay bên trong Đại Đạo Tràng tại Tinh Xá Kỳ Viên Jetavanānāthapiṇḍadasyārāma trong nước Xá Vệ Śrāvastī. Đức Như Lai ngự tại đài hoa sen trăm báu, ở trên tòa báu nhập vào Sư Tử Phấn Tấn Kim Cương Tam Muội Siṃha vijṛmbhita vajra samādhi.
Từ Tam Muội Samādhi khởi ánh sáng chiếu khắp trăm ức vi trần Thế Giới, Cõi Phật, Tịnh Thổ, tất cả pháp giới ba đời, Hữu Đỉnh Akaniṣṭha, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Thiên Naivaśañjñāna sañjñāyatana, tất cả hữu tình, Chư Thiên Đại Phạm.
Lục Dục Thiên Chủ, Chư Thiên Đế Thích, Tứ Vương Đại Thần bốn Đại Thiên Vương, nhóm bốn Thánh Vương Chuyển Luân… túc tán Vua nước nhỏ, Quốc Vương, Đại Thần, Thống Lãnh các quân, tể chấp tể tướng cai quản tất cả người dân trong Cõi Diêm Phù Đề.
Đức Thế Tôn phóng ánh sáng đại từ Mahā maitra thảy đều chiếu vòng khắp hết thảy tất cả Bồ Tát, tất cả chúng sinh nhiếp nhập vào biển pháp Dharma samudra, khiến tu Bồ Đề Thánh tính Thánh hạnh, tăng trưởng pháp thiện lành Kuśaladharma, tai chướng chẳng xâm phạm được. Tất cả các tội với Nhất xiển đề Icchantika, hay Ecchantika, chê bai Kinh Phương Đẳng Vaipulya sūtra đều tiêu diệt hết.
Khi ấy, Đức Như Lai từ Tam Muội đứng dậy, bảo các Bồ Tát, nhóm chúng trong Đại Hội, hai vị Đại Sĩ Phổ Hiền Samanta bhadra, Mạn Thù Mañjuśrī là bậc Thượng Thủ Pramukha của chúng với tất cả nhóm Bồ Tát Ma Ha Tát: Nay ta thấy ở đời vị lai Anāgatādhvan khi giáo pháp của các Phật Thánh sắp đến thời mạt kiếp Saddharma vipralopa hỗn loạn thời ở trong Thế Giới này, quỷ thần gây rối loạn.
Ý ấy thế nào?
Nay chính là lúc nếu có Quốc Vương, Đại Thần, Thống Lĩnh, Tể Chấp Tể Tướng chẳng tin Phật Pháp, chẳng kính Sư Trưởng… liền khiến trong cõi nước: Thiện Thần chẳng mừng, Long Vương chẳng vui, năm loại lúa đậu chẳng được mùa, mưa gió chẳng đúng thời.
Như người chẳng kính Phật Pháp này, tức chẳng tin làm phước, chẳng tu đạo nghiệp, tham sống hưởng thụ sự vui thích… chẳng hiểu chẳng biết, liền bị các quỷ thần ác gây não loạn tâm ấy.
Người này tức đang tham dục mạnh mẽ, gom chứa tài bảo, chẳng biết đầy đủ. Vì thế, nên biết nhóm người như vậy cần phải tự suy nghĩ xem xét, gấp rút hối trách tự quở trách mình, hối hận với việc làm sai trái, phát tâm Bồ Đề Bodhi citta rộng tạo tu phước sẽ cứu được thân ấy.
Lại có người phàm phu trong thế gian, chẳng kính Tam Bảo, chẳng tin Phật Pháp cũng bị quỷ thần gây mê loạn nhập vào tâm của người ấy, sẽ làm cho đấu tranh, não hại kẻ có đức độ tài năng.
Như ma nhân này bị quỷ nhập vào tâm, hay phát ra sự dị đoan, tà chấp, đúng sai, nói kế sách sâu kín mưu hại, phá hoại sự lương thiện. Quốc Vương, Đại Thần, Đầu Lĩnh của các quân bị mê hoặc, loạn tâm, chẳng khiến cho hiểu biết. Tâm thịnh hành sự điên đảo, nghịch loạn.
Tại sao thế?
Do đó, người đời cần biết: Gấp rút nên phân tích các hiện tượng cụ thể, nên phát tâm tin tưởng, làm các phước giúp đỡ.
Thế nên thiện nam tử! Nếu muốn hồi tâm, sùng kính, tu phước thời pháp có ba loại.
Thế nào là ba?
Một là Phật Bảo Buddha ratna, hai là Pháp Bảo Dharmaratna, ba là Tăng Bảo Sañgha ratna.
Làm sao để y theo ba báu này, tu trì như thế nào là có phước, không có phước?
Nếu cúng dường Tăng thì phước ấy được gấp trăm lần, nếu cúng dường pháp thì phước ấy được gấp ngàn lần, nếu cúng dường Phật thì phước ấy được gấp vạn lần. Tức là quy y ba báu Phật Pháp Tăng thì phước ấy không có cùng tận. Do đó nên biết.
Này các thiện nam tử! Nếu làm hại Tăng Bảo thì quỷ thần nhập vào tâm, đánh mất thân người, địa vị của đại thần, vĩnh viễn rơi vào địa ngục không có dịp thoát ra.
Nết diệt Pháp Bảo thì quỷ thần nhập vào tâm, khiến tổn hại phước lộc, nhận chịu quả báo: Mù, điếc, câm, ngọng… thường rơi vào nẻo súc sanh, làm lạc đà, lừa, heo, chó.
Nếu trừ bỏ Phật Bảo thì quỷ thần nhập vào tâm khiến cho nhiều dâm, nhiều dục, ít tâm vui, thường ngu muội, bị người gây mê loạn, đánh mất địa vị Vua chúa, khó được thân người, khi chết bị rơi vào A tỳ Avīci: địa ngục vô gián, chẳng được sinh lên Trời, vĩnh viễn chìm trong biển khổ.
Lúc đó, Đức Thế Tôn nói với các chúng sinh, nhóm thiện nam tử… ân cần bảo rằng: Này các ngươi! Nay ta chẳng nỡ nhìn thấy chúng sinh có nghiệp ác ở địa ngục, chẳng tin Tam Bảo, tiêu trừ phước lộc, rộng tạo các tội, đọa vào bốn nẻo, luân hồi trong năm đường. Hoặc được thân người, lại tạo các tội, rơi vào địa ngục không có lúc thoát ra.
Vì thế, nên biết nhóm thiện nam tử muốn được phước lộc, muốn được sống lâu, phước khánh tăng thịnh, quả báo viên mãn thì cần phải làm thiện Kuśala, đừng gây tổn hại Tăng Bảo, chẳng diệt Pháp Bảo, chẳng trừ bỏ Phật Bảo ắt địa vị Vua chúa đã được chẳng bị lay động.
Nơi làm Đại Thần cũng chẳng tổn hoại, thân người đã được kéo dài tuổi thọ… được Quốc Vương, Đại Thần, Thống Lĩnh, Tể Chấp, Chư Phật gia bị, Thiện Thần hộ vệ, cát khánh, thường an vui, thường được thanh tịnh.
Khi ấy, Đức Thế Tôn bảo các nhóm Bồ Tát Ma Ha Tát rằng: Ở đời đương lai, khi hỗn loạn thời muốn được thanh bình cát tường, muốn được phước thiện lành, gom tập ngay trong thân, thọ mệnh lâu dài…thề nên tin kính tất cả Tam Bảo, quy y Như Lai, cúng dường nơi Phật.
Cúng dường nơi Pháp, cúng dường nơi Tăng thì đời đời kiếp kiếp thường được thân người, chẳng mất địa vị Vua chúa, chẳng mất địa vị Đại Thần, chẳng mất chức vị thống lĩnh các quân, tể chấp Tể Tướng, chẳng mất phước lộc, sống lâu trường thọ.
Khi chết được sinh lên Trời thọ hưởng khoái lạc thù thắng, chẳng bị rơi vào địa ngục, chẳng sinh vào bốn nẻo, thường được thân người, gặp Phật nghe pháp, chính kiến, chính tín, dần theo thứ tự tu học trọn đủ chính trí Thánh Hạnh của Như Lai, mau chứng Bồ Đề, thành Thánh giải thoát.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba