Phật Thuyết Kinh Pháp ấn Phật Thuyết Cho Hải Long Vương
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Nghĩa Tịnh, Đời Đường
PHẬT THUYẾT
KINH PHÁP ẤN PHẬT THUYẾT
CHO HẢI LONG VƯƠNG
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Nghĩa Tịnh, Đời Đường
Tôi nghe như vậy!
Một thuở nọ, Đức Phật ở tại cung điện của Hải Long Vương, cùng với một ngàn hai trăm năm mươi vị đại Tỳ Kheo và nhiều vị Đại Bồ Tát.
Lúc bấy giờ Hải Long Vương liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến ở trước Phật, rồi đảnh lễ với trán chạm sát chân của Phật.
Sau đó, Ngài bạch rằng: Bạch Thế Tôn! Có thể nào chỉ thọ trì một ít pháp mà được nhiều phước chăng?
Phật bảo Hải Long Vương rằng: Nếu có ai thọ trì đọc tụng và liễu giải nghĩa lý của bốn pháp thù thắng này, thì tuy dùng chút công sức nhưng lại đạt được rất nhiều phước. Phước ấy đồng như đọc tụng tám mươi bốn ngàn Pháp Tạng.
Những gì là bốn?
Đó là tụng niệm:
Các hành vô thường
Hết thảy đều khổ
Các pháp vô ngã
Tịch diệt an vui.
Này Long Vương! Nên biết rằng, đây là bốn pháp thù thắng mà sẽ dẫn vào vô tận pháp trí của Đại Bồ Tát, sớm chứng vô sanh, và mau đến viên tịch. Cho nên các ông phải thường tụng niệm.
Lúc Thế Tôn thuyết bốn câu của Kinh Pháp Ấn này xong, các vị Thanh Văn, Chư Đại Bồ Tát, cùng Thiên Long Bát Bộ, Phi Thiên, và Tầm Hương Thần, khi nghe lời Phật dạy, họ đều sanh tâm đại hoan hỷ và tín thọ phụng hành.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Quán Phật Tam Muội Hải - Phẩm Hai - Trình Bày Quán địa
Phật Thuyết Kinh Tăng Nhất A Hàm - Phẩm Hai Mươi - Phẩm Thiện Tri Thức - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Diệu Cát Tường Bồ Tát Sở Vấn đại Thừa Pháp Loa
Phật Thuyết Kinh Bảo Lăng Già A Bạt đa La - Phẩm Một - Phẩm Nhất Thiết Phật Ngữ Tâm - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh ưu Bà Tắc Giới - Phẩm Mười Một - Trang Nghiêm Mình Và Người
Phật Thuyết Kinh đại Tập Những điều Bồ Tát Hư Không Tạng Hỏi Phật - Phần Tám
Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - Tiểu Kinh Phương Quảng - Phần Mười Một - Kết Luận
Phật Thuyết Kinh Diệu Cát Tường Bình đẳng Tối Thượng Quán Môn đại Giáo Vương - Phần Chín