Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Cấp Cô độc - Phần Hai

Kinh Nguyên thủy   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:03 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống

PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống  

KINH CẤP CÔ ĐỘC  

PHẦN HAI  

Tôi nghe như vậy!

Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ Đà, tại nước Xá Vệ. Bấy giờ có gia chủ Cấp Cô Độc, ngày nào cũng đến viếng thăm Thế Tôn đảnh lễ và cúng dường.

Gia chủ tự nghĩ: Ta đến quá sớm. Thế Tôn và các Tỳ Kheo còn đang Tọa Thiền, tư duy. Thôi ta nên đi qua trú xứ của các ngoại đạo. Gia chủ đi vào Tinh Xá ngoại đạo, cùng họ chào đón, thăm hỏi khích lệ, rồi ngồi lui qua một bên.

Lúc ấy ngoại đạo kia hỏi: Gia chủ, ông thấy Sa Môn Cù Đàm thấy thế nào, thấy những gì?

Gia chủ đáp: Tôi cũng không biết Thế Tôn thấy thế nào và Thế Tôn thấy những gì?

Các ngoại đạo nói: Ông hãy nói cái thấy của Chúng Tăng.

Chúng Tăng thấy như thế nào, Chúng Tăng thấy những gì?

Gia chủ đáp: Tôi cũng chẳng biết thế nào là cái thấy của Chúng Tăng, Chúng Tăng thấy những gì?

Ngoại đạo lại hỏi gia chủ: Nay hãy nói cái thấy của chính ông?

Cái thấy của chính ông là gì?

Gia chủ đáp: Các ông mỗi người hãy tự nói chỗ thấy của mình, rồi tôi sẽ nói chỗ thấy của tôi cũng không khó.

Khi đó có một ngoại đạo nói như vậy: Gia chủ, tôi thấy tất cả thế gian là thường, đó là chân thật, ngoài ra đều là hư vọng.

Lại có người nói: Gia chủ, tôi thấy tất cả thế gian là vô thường, đó là chân thật, ngoài ra đều là hư vọng.

Lại có người nói: Gia chủ, thế gian vừa thường vừa vô thường, đó là chân thật, ngoài ra đều là hư vọng.

Lại có người nói: Thế gian phi thường phi vô thường, đó là chân thật, ngoài ra đều là hư vọng.

Lại có người nói: Thế gian hữu biên, đó là chân thật, ngoài ra đều là hư vọng.

Lại có người nói: Thế gian vô biên, đó là chân thật, ngoài ra đều là hư vọng.

Lại có người nói: Thế gian vừa hữu biên vừa vô biên.

Lại có người nói: Thế gian chẳng phải hữu biên chẳng phải vô biên.

Lại có người nói: Mạng tức là thân.

Lại có người nói: Mạng khác thân khác.

Lại có người nói: Như Lai sau khi chết là còn.

Lại có người nói: Như Lai sau khi chết là không còn.

Lại có người nói: Như Lai sau khi chết vừa có vừa không.

Lại có người nói: Như Lai sau khi chết chẳng phải có chẳng phải không, đó là chân thật, ngoài ra đều là hư vọng.

Các ngoại đạo bảo gia chủ: Chúng tôi mỗi người đều trình bày sở kiến của mình, vậy ông nên nói sở kiến của ông.

Gia chủ đáp: Sở kiến của tôi là, chân thật hữu vi, tư lương duyên khởi. Nếu chân thật là pháp hữu vi do tư lương, duyên khởi thì chúng là vô thường. Mà vô thường là khổ.

Biết như vậy rồi, đối với tất cả sở kiến đều vô sở đắc. Như sở kiến của các ông cho thế gian là thường, đó là chân thật, ngoài ra là hư vọng. Sở kiến này là chân thật hữu vi do tư lương duyên khởi.

Nếu là chân thật hữu vi do tư lương duyên khởi thì vô thường, mà vô thường là khổ. Cho nên các ông thân cận với cái khổ, chỉ chịu khổ, sống mãi trong khổ, chìm sâu vào trong khổ.

Cũng vậy, các ông cho rằng:  Thế gian là vô thường, đó là chân thật, ngoài ra đều là hư vọng. Chúng có lỗi như vậy.

Hay: Thế gian thường vô thường, phi thường, phi vô thường, thế gian hữu biên, thế gian vô biên, thế gian hữu biên vô biên, thế gian phi hữu biên phi vô biên. Mạng tức là thân, mạng khác thân khác.

Như Lai sau khi chết có, Như Lai sau khi chết không, Như Lai sau khi chết vừa có vừa không, Như Lai sau khi chết chẳng phải có chẳng phải không, đó là chân thật, ngoài ra đều là hư vọng. Đều nói như trên.

Có một ngoại đạo nói với gia chủ Cấp Cô Độc:

Như những gì ông đã nói: Nếu có sở kiến gì, thì đó là chân thật hữu vi do tư lương duyên khởi, đó là pháp vô thường. Nếu vô thường là khổ, thì sở kiến của gia chủ cũng thân cận khổ, chịu khổ, sống khổ, vào sâu trong khổ.

Gia chủ đáp:

Trước kia tôi chẳng đã nói:  Sở kiến thật sự là pháp hữu vi, do tư lương duyên khởi, thảy đều vô thường, mà vô thường là khổ.

Khi đã biết khổ rồi, ta đối với sở kiến ấy vô sở đắc đó sao?

Các ngoại đạo nói: Đúng như thế! Thưa gia chủ! Bấy giờ gia chủ Cấp Cô Độc ở nơi Tinh Xá ngoại đạo khuất phục dị luận, kiến lập chánh luận, ở trong chúng ngoại đạo rống lên tiếng rống sư tử rồi, đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, ngồi lui qua một bên, đem cuộc đàm luận với ngoại đạo thuật lại hết lên Thế Tôn.

Phật bảo gia chủ Cấp Cô Độc: Lành thay! Lành thay! Hãy nên tùy lúc hàng phục các ngoại đạo ngu si, kiến lập chánh luận.

Phật nói Kinh này xong, gia chủ Cấp Cô Độc nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ tùy hỷ đảnh lễ mà lui.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường