Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Sa Môn Bà La Môn - Phần Một
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống
PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống
KINH SA MÔN BÀ LA MÔN
PHẦN MỘT
Tôi nghe như vậy!
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ Đà, nước Xá Vệ.
Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ Kheo: Nếu các Sa Môn, Bà La Môn nào, ở nơi pháp mà không biết như thật về pháp. Không biết như thật về sự tập khởi của pháp, về sự diệt tận của pháp, về con đường đưa đến sự diệt tận của pháp, thì người này chẳng phải là Sa Môn, chẳng được kể vào hàng Sa Môn, chẳng phải là Bà La Môn, chẳng được kể vào hàng Bà La Môn.
Người này chẳng đúng với ý nghĩa Sa Môn hay Bà La Môn, ngay trong đời này không tự tri tự tác chứng: Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.
Thế nào là chẳng biết như thật về pháp?
Thế nào là chẳng biết như thật về sự tập khởi của pháp?
Thế nào là chẳng biết như thật về sự diệt tận của pháp?
Thế nào là chẳng biết như thật về con đường đưa đến sự diệt tận của pháp?
Là đối với pháp già chết mà không biết như thật. Và không biết như thật về sự tập khởi đối với già chết, về sự diệt tận của già chết, về con đường đưa đến sự diệt tận của già chết.
Cũng vậy, không biết như thật đối với sanh, hữu, thủ, ái, thọ, xúc, lục nhập xứ,… không biết như thật về sự tập khởi của lục nhập xứ, về sự diệt tận của lục nhập xứ, về con đường đưa đến sự diệt tận của lục nhập xứ.
Như vậy là không biết như thật về các pháp. Không biết như thật về sự tập khởi của pháp, về sự diệt tận của pháp, về con đường đưa đến sự diệt tận của pháp. Nếu Sa Môn, Bà La Môn nào mà biết như thật về pháp.
Biết như thật về sự tập khởi của pháp, về sự diệt tận của pháp, về con đường đưa đến sự diệt tận của pháp, thì Sa Môn, Bà La Môn này được kể vào hàng Sa Môn, Bà La Môn chân chánh, đúng với nghĩa Sa Môn, Bà La Môn, ngay trong đời này mà tự tri tự tác chứng: Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.
Biết như thật những pháp gì?
Biết như thật những pháp gì, sự tập khởi của pháp gì, sự diệt tận của pháp gì, con đường đưa đến sự diệt tận của pháp gì?
Đó là pháp già chết nên biết như thật. Nên biết như thật về sự tập khởi của già chết, về sự diệt tận của già chết, về con đường đưa đến sự diệt tận của già chết.
Cũng vậy, đối với sanh, hữu, ái, thọ, xúc, lục nhập xứ nên biết như thật. Nên biết như thật về sự tập khởi của lục nhập xứ, về sự diệt tận của lục nhập xứ, về con đường đưa đến sự diệt tận của lục nhập xứ. Đó là biết như thật về các pháp. Biết như thật về sự tập khởi của pháp, về sự diệt tận của pháp, về con đường đưa đến sự diệt tận của pháp.
Phật nói Kinh này xong, các Tỳ Kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
***
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một
Phật Thuyết Kinh đại Phương đẳng Vô Tưởng - Chương Một - Nói Về đại Chúng - Tập Hai
Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Bảy - Bảy Pháp - Phẩm Năm - Phẩm đại Tế đàn - Phần Ba - Lửa 1
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Bồ Tát Tạng Chánh Pháp - Phẩm Bảy - Phẩm Trì Giới Ba La Mật đa - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Hai - Hai Pháp - Phẩm Mười Bốn - Phẩm đón Chào
Phật Thuyết Kinh Phổ Diệu - Phẩm Hai Mươi Ba - Phẩm Phạm Thiên Khuyến Thỉnh Thuyết Pháp
Phật Thuyết Kinh đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật - Phần Mười Hai
Phật Thuyết Kinh Trung A Hàm - Phẩm Mười Một - Phẩm đại - Kinh Phước điền
Phật Thuyết Kinh Pháp Cú Thí Dụ - Phẩm Bốn Mươi Mốt - Phẩm đao Lợi - Thí Dụ Bảy Mươi Bốn