Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Thế Gian Biên

Kinh Nguyên thủy   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:01 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống

PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống  

KINH THẾ GIAN BIÊN  

Tôi nghe như vậy!

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ Đà, nước Xá Vệ.

Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ Kheo: Ta không nói là có người đi đến tận cùng biên tế của Thế Giới.

Ta cũng không nói là không đi đến tận cùng biên tế của Thế Giới mà có thể cứu cánh tận cùng biên tế của khổ. Ngài nói như vậy rồi vào thất thiền định.

Sau khi Đức Thế Tôn đi rồi, thì bấy giờ có số đông Tỳ Kheo cùng nhau bàn luận:

Đức Thế Tôn vừa rồi đã tóm lược nói pháp là: Ta không nói là có người đi đến tận cùng biên tế của Thế Giới.

Ta cũng không nói là không đi đến tận cùng biên tế của Thế Giới mà có thể cứu cánh tận cùng biên tế của khổ. Ngài nói như vậy rồi vào thất thiền định.

Nay chúng ta chưa hiểu rõ ý nghĩa của bài pháp mà Đức Thế Tôn đã nói tóm lược đó.

Ở trong các vị, ai là người có thể vì chúng ta nói đầy đủ ý nghĩa bài pháp mà Đức Thế Tôn đã nói tóm lược đó không?

Lại nói: Chỉ có Tôn Giả A Nan là người thông minh, trí tuệ ghi nhớ tất cả.

Thường theo hầu bên cạnh Thế Tôn và được Thế Tôn và các vị Phạm Hạnh có trí khen ngợi là đa văn, có thể vì chúng ta mà nói đầy đủ ý nghĩa bài pháp mà Đức Thế Tôn đã nói tóm lược đó.

Chúng ta hãy đi đến chỗ Tôn Giả A Nan nhờ Tôn Giả giải thích.

Rồi thì, số đông Tỳ Kheo đến chỗ Tôn Giả A Nan, thăm hỏi nhau rồi ngồi qua một bên, đem hết mọi chuyện trên hỏi Tôn Giả A Nan.

Bấy giờ, Tôn Giả A Nan bảo các Tỳ Kheo: Hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ, tôi sẽ vì các Tôn Giả mà nói.

Hoặc là thế gian, hoặc là danh của thế gian, giác của thế gian, ngôn từ của thế gian, ngữ thuyết của thế gian, tất cả những thứ này đều thuộc vào số mục của thế gian.

Thưa các Tôn Giả, mắt là thế gian, là danh của thế gian, là giác của thế gian, là ngôn từ của thế gian, là ngữ thuyết của thế gian, tất cả chúng đều thuộc vào số mục của thế gian.

Tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy. Đa văn Thánh đệ tử đối với sáu nhập xứ phải biết như thật về sự tập khởi, về sự diệt tận, về vị ngọt, về sự tai hại, về sự xuất ly của chúng.

Đó gọi là đa văn Thánh đệ tử đã đến chỗ tận cùng của Thế Giới, biết được thế gian và sức nặng của thế gian và vượt qua khỏi thế gian.

Bấy giờ Tôn Giả A Nan lại nói kệ:

Chẳng phải do bước đi,

Mà đến bờ Thế Giới.

Không đến bờ Thế Giới,

Thì không thoát khỏi khổ.

Cho nên Đức Mâu Ni,

Là Đấng Biết Thế Gian,

Đã đến bờ Thế Giới,

Các Phạm Hạnh đã lập.

Bờ Thế Giới chỉ có

Chánh trí mới biết rõ.

Giác tuệ đạt thế gian,

Nên nói vượt bờ kia.

Như vậy các Tôn Giả, vừa rồi Đức Thế Tôn đã tóm lược bài pháp, rồi vào thất thiền định. Nay tôi vì các Tôn Giả phân biệt nói đầy đủ.

Khi Tôn Giả A Nan nói bài pháp này rồi, số đông các Tỳ Kheo nghe những lời nói xong, hoan hỷ phụng hành.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường