Phật Thuyết Kinh Tương ưng Bộ - Tập Hai - Thiên Nhân Duyên - Chương Một - Tương ưng Nhân Duyên - Phẩm Kalara Vị Sát đế Lỵ - Phần Bốn - Những Căn Bản Của Trí 2

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TƯƠNG ƯNG BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

TẬP HAI

THIÊN NHÂN DUYÊN  

CHƯƠNG MỘT

TƯƠNG ƯNG NHÂN DUYÊN  

PHẨM KALÀRA VỊ SÁT ĐẾ LỴ  

PHẦN BỐN

NHỮNG CĂN BẢN CỦA TRÍ 2

 

Trú ở Sàvatthi!

Này các Tỳ Kheo, ta sẽ giảng cho các ông bảy mươi bảy căn bản của trí.

Hãy nghe và khéo tư niệm, và này các Tỳ Kheo, thế nào là bảy mươi bảy căn bản của trí?

Trí biết rằng già chết do duyên sanh.

Trí biết rằng không có sanh thời không có già, chết.

Trí biết rằng trong quá khứ già chết cũng do duyên sanh.

Trí biết rằng không có sanh thời không có già chết.

Trí biết rằng trong tương lai già chết cũng do duyên sanh.

Trí biết rằng không có sanh thời sẽ không có già chết.

Phàm khi nào có trí về trú pháp, chỗ ấy cũng có trí tận pháp, hoại pháp, ly tham pháp, diệt pháp.

Trí biết rằng sanh do duyên hữu.

Trí biết rằng hữu do duyên thủ.

Trí biết rằng thủ do duyên ái.

Trí biết rằng ái do duyên thọ.

Trí biết rằng thọ do duyên xúc.

Trí biết rằng xúc do duyên sáu xứ.

Trí biết rằng sáu xứ do duyên danh sắc.

Trí biết rằng danh sắc do duyên thức.

Trí biết rằng thức do duyên hành.

Trí biết rằng hành do duyên vô minh.

Trí biết rằng không có vô minh thời không có hành.

Trí biết rằng trong quá khứ hành cũng do duyên vô minh.

Trí biết rằng không có vô minh thời không có hành.

Trí biết rằng trong tương lai hành cũng sẽ do duyên vô minh.

Trí biết rằng không có vô minh thời sẽ không có hành.

Phàm khi nào có trí về trú pháp, thời cũng có trí về tận pháp, hoại pháp, ly tham pháp, diệt pháp. Này các Tỳ Kheo, đây gọi là bảy mươi bảy căn bản của trí.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần