Phật Thuyết Kinh Chư Pháp Vô Hành - Phần Hai
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
PHẬT THUYẾT
KINH CHƯ PHÁP VÔ HÀNH
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
PHẦN HAI
Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói kệ trả lời:
Nếu người muốn thành Phật
Với tham dục, chớ hoại
Các pháp tức tham dục
Biết vậy tất thành Phật.
Tham dục và sân si
Là điều không dễ đạt
Pháp này đều như không
Biết vậy ắt thành Phật.
Thấy, chẳng thấy một tướng
Chấp, không chấp cũng vậy
Đây không Phật, không pháp
Biết vậy là đại trí.
Nhưng người ở trong mộng
Đắc đạo, độ chúng sinh
Không đạo, không chúng sinh
Tánh Phật phát cũng vậy.
Đạo Tràng không chỗ được
Nếu đạt, thì không có
Sáng, không sáng một tướng
Biết vậy là Thế Tôn.
Chúng sinh tức bồ đề
Bồ đề tức chúng sinh
Bồ đề, chúng sinh: một
Biết vậy là Thế Tôn.
Ví như nhà ảo thuật
Biến ra rất nhiều việc
Cái thấy được, không thật
Không trí số, ngần ấy
Tham, sân, si như huyễn
Huyễn không khác ba độc
Chính phàm phu phân biệt
Ta tham, ta sân giận,
Như vậy kẻ ngu si
Ắt đọa ba đường ác
Thật tướng, không tham sân
Ngu cũng không thể được,
Phân biệt pháp như huyễn
Đốt tự tánh, phiền não
Thật tướng, không phiền não
Không Phật, không chúng sinh,
Phân biệt, pháp vô sinh
Phàm phu muốn thành Phật
Không thấy Chư Phật Pháp
Cũng không thấy chúng sinh
Ai biết pháp tướng này
Chóng thành chúng sinh tôn.
Nếu ai cầu bồ đề
Thì không có bồ đề
Người ấy xa bồ đề
Ví như trời và đất
Biết các pháp như huyễn
Chóng thành Thượng Nhân trung.
Nếu ai phân biệt giới
Thì lại không có giới
Nếu ai có giữ giới
Thì lại là mất giới
Giới, chẳng giới: Một tướng
Biết vậy là Đại Sư.
Trong mộng, hành năm dục
Tự lấy làm vui sướng
Nữ sắc, phân biệt, thấy
Thật trong đấy, không có!
Giới, hủy giới như mộng
Phàm phu phân làm hai thật:
Không giới, hủy giới
Biết vậy là Đạo Sư.
Phàm phu chấp danh tự
Không biết tánh ngôn ngữ
Danh tự chẳng danh tự
Biết vậy được vô sinh.
Tự gọi là bồ đề
Đọc tụng, nói cho người
Chính mình không thực hành
Chỉ dựa vào các tánh
Chỉ đọc Kinh cầu đạo
Thường thấy lỗi người khác
Chấp oai nghi, văn tụng
Thấy người kính, tự tôn
Ỷ chủng tánh, văn tụng
Không biết pháp thật tướng
Những hạng người như vậy
Chẳng thể nào thành Phật.
Vì nói các pháp không
Ác tâm, ưa tranh luận
Người này không Phật Pháp
Cũng không có bồ đề.
Biết sân cùng tướng nhẫn
Hiểu vậy trọn không sân
Không rõ tánh chúng sinh
Thì sẽ sinh sân hận
Người tự nói Bồ Tát
Cũng lại nói như vậy.
Ta thương xót khắp cả
Thành Phật độ chúng sinh
Người chọc khiến ta giận
Nhẫn nhục, ta không nói
Thường cầu người chỉ lỗi
Vui vẻ trong tranh luận
Ca ngợi hạnh nhẫn nhục
Và nói các pháp không.
Tâm ta nhiều kiêu ngạo
Do thường xét lỗi người
Tham đắm mùi vị ngon
Ngày đêm nhớ năm dục
Người này vào thành ấp
Tự nói mình độ người
Thương nghĩ các chúng sinh
Làm lợi ích cho họ
Tuy miệng nói như vậy
Nhưng lòng ưa quấy người
Ta chưa từng thấy nghe
Thương xót mà gây não.
Lại cùng nhau giận dữ
Cầu sinh A Di Đà
Nếu người như hằng sa
Ác khẩu, thêm dao gậy
Vậy mà có thể nhẫn
Tất sinh cõi trong sạch.
Cõi Phật chẳng Cõi Phật
Biết như tướng hư không
Không phân biệt cõi nước
Và công đức cõi nào
Những người như vậy đấy
Sẽ sinh các Cõi Phật.
Tự nói nhẫn các ác
Thấy Bồ Tát như Phật
Ta chưa từng thấy nghe
Tướng Phật có sân giận!
Mỗi tự khen hủy người
Ưa Đàn Việt, tri thức
Những người ta dạy dỗ
Che chở khiến như pháp.
Ngươi nên theo ta độ
Chớ thân gần ai khác
Người kia hạnh không trọn
Thường ở nơi ồn ào
Người này với Phật Đạo
Không siêng năng tu hành
Người ngay, cầu Phật Đạo
Ngày đêm cả ba thời
Đảnh lễ các Bồ Tát
Nên sinh lòng cung kính
Tùy theo chỗ hành đạo
Mà không nói lỗi lầm.
Nếu thấy đắm năm dục
Cũng không nói sai lầm
Mà phải nghĩ người ấy
Sẽ đắc đạo về sau.
Thứ lớp hành nghiệp đạo
Không thể vội thành Phật
Hoặc phát tâm không lâu
Rồi mới hành việc này,
Chớ phân biệt tham dục
Tánh tham dục là đạo
Phiền não, trước đã không
Mai sau, cũng không có.
Hãy tin hiểu như vậy
Liền đắc vô sinh nhẫn
Quán âm thanh tốt xấu
Biết chẳng tánh âm thanh,
Nên nhập vô văn tự
Pháp Môn của thật tướng
Nếu tin được pháp này
Tất không dâm, nộ, si.
Quán tham, dục, ngu si
Tức là tướng vô lượng
Cả hai không văn tự
Dùng văn tự để nói,
Những nơi có văn tự
Thì đều không có thật
Tất cả các âm thanh
Xem là tánh một âm.
Phật thuyết và tà thuyết
Thì đều không phân biệt
Pháp tuy dùng ngôn thuyết
Thật không pháp, không thuyết.
Hãy vào nhất tướng môn
Tức được vô thượng nhẫn
Là nhẫn, là chẳng nhẫn
Chớ nên có phân biệt.
Với tâm dục sân tức
Chớ tính lợi trong đấy
Biết cả hai không sinh
Sẽ làm Thế Trung Tôn.
Hướng Đông, Tây, Nam, Bắc
Cõi như các sông Hằng
Nhỏ nhặt như bụi trần
Mỗi trần là một nước
Trong đấy đầy châu báu
Với vô ương số kiếp
Cúng dường các Như Lai
Những công đức đạt được
So người nghe Kinh này
Chẳng bằng phần trăm ngàn,
Nếu có người xuất gia
Một lòng cầu Phật Đạo
Ta giao cho người ấy
Yếu pháp bí mật này,
Nếu ai tụng Kinh này
Cùng giải nói nghĩa lý
Vô lượng tổng trì biện
Tự nhiên điều đạt được
Lợi căn, tuệ, vô tận
Thích nói trí biện tài
Vô lượng ức Chư Phật
Đều cũng như người này
Chư Kinh báu, pháp màu
Tự nhiên đều nói được.
***
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một
Phật Thuyết Kinh Bát Danh Phổ Mật đà La Ni
Phật Thuyết Kinh đại Minh độ Kinh đạo Hành Bát Nhã Ba La Mật - Phẩm Mười Ba - Phẩm Phân Biệt
Phật Thuyết Kinh Phật Bản Hạnh Tập - Phẩm Năm Mươi Chín - Phẩm Ma Ni Lâu đà
Phật Thuyết Kinh Trung A Hàm - Phẩm Tám - Phẩm Uế - Kinh Tỳ Kheo Thỉnh
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Bốn - Phẩm Bảy - Phẩm địa Ngục