Phật Thuyết Kinh đại An Ban Thủ ý - Phần Năm
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT
KINH ĐẠI AN BAN THỦ Ý
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẦN NĂM
Những gì là trực kiến?
Tin nhân duyên xưa, biết từ túc mạng có thì đó là trực kiến.
Những gì là trực trị?
Suy nghĩ phân biệt mà có thể đến thiện ý thì đó là trực trị.
Những gì là trực ngữ?
Giữ lời nói thiện, chẳng phạm pháp, theo đúng như ứng đáp mà nhận lời thì đó là trực ngữ.
Những gì là trực nghiệp?
Thân phù hợp với hạnh, chẳng phạm hạnh thì đó là trực nghiệp.
Những gì là trực nghiệp trị?
Tùy theo người đắc đạo dạy giới hạnh thì đó gọi là trực nghiệp trị.
Những gì là trực tinh tấn?
Tu hành hạnh không kể ngày đêm, chẳng dừng giữa chừng, chẳng bỏ phương tiện thì đó gọi là trực tinh tấn phương tiện.
Những gì là trực niệm?
Luôn hướng về Kinh Điển, giới luật thì đó gọi là trực niệm.
Những gì là trực định?
Ý chẳng mê hoặc, cũng chẳng bỏ hạnh thì đó là trực định. Tu hành như vậy khiến cho tám nghiệp hạnh của bậc hiền giả đầy đủ.
Đã tu hành đầy đủ thì liền làm đạo. Tám trực có trị, có hành mà hành tám trực thì mới được hiện ra điều cần chẳng phạm giới của thân. Đó là trực trị.
Tuệ, tín, nhẫn nhục là hạnh, thân, ý, trì thì đó gọi là trực trị. Nghĩa là không sở niệm là trực, có sở niệm là chẳng trực. Mười hai bộ kinh đều rơi vào trong ba mươi bảy phẩm Kinh. Ví như muôn dòng sông, bốn dòng chảy đều về với biển cả.
Ba mươi bảy phẩm kinh là ngoài, tư duy là trong. Tư duy phát sinh đạo nên là trong. Đạo nhân làm đạo phân biệt ba mươi bảy phẩm kinh thì đó là bái lạy Phật. Ba mươi bảy phẩm Kinh cũng rơi vào thế gian, cũng rơi vào đạo. Khi tụng Kinh, miệng nói thì đó là thế gian, ý nghĩ về Kinh thì đó là ứng với đạo.
Trì giới là chế ngự thân, Thiền là làm tan ý. Hạnh từ nguyện, nguyện cũng từ hạnh, sở hướng của hành đạo ý chẳng rời, ý đến Phật, ý chẳng trở lại vậy. Cũng có theo thứ lớp tu hành được đạo, cũng có chẳng theo thứ lớp tu hành được đạo.
Nghĩa là hành bốn ý chỉ, bốn ý đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy giác ý, tám hạnh, đó là theo thứ lớp. Sợ thế gian, ghét thân mạng mà liền từ một niệm đó đắc đạo thì đó là chẳng theo thứ lớp. Đạo nhân có thể được ba mươi bảy phẩm mà hành ý có thể chẳng thuận theo sổ tức, tương tùy, chỉ vậy.
Thân, miệng có bảy việc, tâm, ý, thức mỗi thứ có mười việc nên là ba mươi bảy phẩm. Bốn ý chỉ, bốn ý đoạn, bốn thần túc thuộc về ngoài. Năm căn, năm lực thuộc về nội. Bảy giác ý, tám hạnh được đạo vậy.
Nê Hoàn có bốn mươi việc là ba mươi bảy phẩm Kinh cùng với ba hướng?
Phàm bốn mươi việc đều là Nê Hoàn.
Hỏi: Sổ tức là Nê Hoàn hay chẳng phải?
Đáp: Sổ tức, tương tùy, đầu mũi dừng ý mà có sở trước thì chẳng là Nê Hoàn.
Hỏi: Nê Hoàn là có chăng?
Đáp: Nê Hoàn là không có mà chỉ là khổ diệt, một tên là Ý Tận.
Hỏi: Niết Bàn là Diệt à?
Đáp: Chỉ là thiện, ác diệt vậy! Tri hành là có lúc có thể hành bốn ý chỉ, có lúc có thể hành bốn ý đoạn, có lúc có thể hành bốn thần túc, có lúc có thể hành năm căn, năm lực, bảy giác ý, tám hạnh. Đế tức là biết định loạn. Định là biết hành, loạn là chẳng biết hành vậy.
Hỏi: Vì sao chính có năm căn, năm lực, bảy giác ý, tám hạnh?
Đáp: Người có năm căn nên đạo có năm căn, người có năm lực nên đạo có năm lực, người có bảy kết sử nên đạo có bảy giác ý, hành có tám trực nên đạo có tám thứ. Tùy bệnh cho thuốc nhân duyên tương ứng. Mắt thọ sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, miệng nếm vị, thân tham mịn màng, đó là năm căn.
Vì sao gọi là căn?
Đã thọ thì sẽ lại sinh nên gọi là căn. Chẳng thọ sắc, thanh, hương, vị, trơn nhẵn thì đó là lực. Chẳng rơi vào bảy sử là giác ý. Đã tám trực là ứng đạo hạnh. Năm căn là bền ý, năm lực làm chẳng chuyển ý. Bảy giác làm chánh ý. Tám hạnh làm trực ý vậy.
Hỏi: Những gì là thiện ý?
Những gì là đạo ý?
Đáp: Bốn ý chỉ, bốn ý đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, đó là thiện ý. Bảy giác ý, tám hạnh, đó là đạo ý.
Có đạo thiên, có thế gian thiện: Từ bốn ý chỉ đến năm căn, năm lực, đó là đạo thiện. Chẳng dâm, lưỡng thiệc, ác khẩu, vọng ngôn, ỷ ngữ, tham, sân, si, đó là thế gian thiện. Đế kiến là biết muôn vật đều phải diệt. Đó là đế kiến.
Muôn vật hoại bại, thân phải chết nên chẳng lấy làm lo. Đó là Đế quán. Ý ngang ngược, ý tẩu tán liền quở trách chế ngự được. Đó là trừ toi. Các ác đến chẳng thọ là thiền.
Nhất tâm là nội ý, mười hai việc là trí tuệ. Bảy là sổ tức, tám là tương tùy, chín là chỉ, mười là quán, mười một là hoàn, mười hai là tịnh. Đó là mười hai việc bên trong.
Mười hai việc ở ngoài nữa là:
Một là mắt.
Hai là sắc.
Ba là tai.
Bốn là thanh.
Năm là mũi.
Sáu là hương.
Bảy là miệng.
Tám là vị.
Chín là thân.
Mười là trơn nhẵn.
Mười một là ý, mười hai là thọ dục.
Đó là mười hai việc bên ngoài. Thuật xà tức là trí.
Phàm là có ba trí:
Một là trí biết cha mẹ, anh em, vợ con của vô số đời.
Hai là trí biết trắng đen, dài ngắn của vô số đời, biết điều suy nghĩ trong lòng của người khác.
Ba là trí độc hại đã cắt đứt. Đó là ba vậy.
Sa la nọa đãi là sáu thông trí:
Một là thần túc.
Hai là nghe thông suốt.
Ba là biết ý người khác.
Bốn là biết vốn từ đâu đến.
Năm là biết Vãng Sanh về chỗ nào.
Sáu là biết lậu tận.
Đó là sáu vậy.
Ghi chú: Kinh này căn cứ vào bài tựa đầu quyển Kinh và thấy Kinh văn tương tự bài tựa đó. Sự lẫn lộn của người ghi chép với Kinh chú chẳng phân minh mà gắn liền với người ghi chép vậy.
Nghĩa lý đáng ra phải phân tiết mà chú giải. Nhưng thường thường có nhiều chỗ chẳng thể phân ra được nên chẳng dám tự chuyên phân tiết mà để lại cho bậc hậu hiền vậy.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba