Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội đầu - Phẩm Mười Tám - Phẩm Vô Sở đắc - Phần Sáu
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
PHẬT THUYẾT KINH
ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cưu Ma La Thập, Đời Hậu Tần
HỘI ĐẦU
PHẨM MƯỜI TÁM
PHẨM VÔ SỞ ĐẮC
PHẦN SÁU
Xá Lợi Tử! Vì tánh của pháp bậc phàm phu là không, nên pháp bậc phàm phu đối với pháp bậc phàm phu không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp bậc phàm phu đối với pháp Bậc chủng tánh không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của pháp Bậc chủng tánh là không, nên pháp Bậc chủng tánh đối với pháp Bậc chủng tánh không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp Bậc chủng tánh đối với pháp bậc phàm phu không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp bậc phàm phu, chủng tánh đối với pháp bậc đệ bát không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của pháp Bậc Đệ Bát là không, nên pháp Bậc Đệ Bát đối với pháp Bậc Đệ Bát không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp Bậc Đệ Bát đối với pháp bậc phàm phu, chủng tánh không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp bậc phàm phu, chủng tánh, đệ bát đối với pháp bậc cụ kiến không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của pháp Bậc Cụ Kiến là không, nên pháp Bậc Cụ Kiến đối với pháp Bậc Cụ Kiến không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp Bậc Cụ Kiến đối với pháp bậc phàm phu, chủng tánh, đệ bát không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp bậc phàm phu, chủng tánh, đệ bát, cụ kiến đối với pháp bậc bạc không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của pháp Bậc Bạc là không, nên pháp Bậc Bạc đối với pháp Bậc Bạc không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp Bậc Bạc đối với pháp bậc phàm phu, chủng tánh, đệ bát, cụ kiến không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp bậc phàm phu, chủng tánh, đệ bát, cụ kiến, bạc đối với pháp Bậc ly dục không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của pháp Bậc ly dục là không, nên pháp Bậc ly dục đối với pháp Bậc ly dục không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp Bậc ly dục đối với pháp bậc phàm phu, chủng tánh, đệ bát, cụ kiến, bạc không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp bậc phàm phu, chủng tánh, đệ bát, cụ kiến, bạc, ly dục đối với pháp Bậc dĩ biện không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của pháp Bậc dĩ biện là không, nên pháp Bậc dĩ biện đối với pháp Bậc dĩ biện không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp Bậc dĩ biện đối với pháp bậc phàm phu, chủng tánh, đệ bát, cụ kiến, bạc, ly dục không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp bậc phàm phu, chủng tánh, đệ bát, cụ kiến, bạc, ly dục, dĩ biện đối với pháp Bậc Ðộc giác không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của pháp Bậc Ðộc giác là không, nên pháp Bậc Ðộc giác đối với pháp Bậc Ðộc giác không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp Bậc Ðộc giác đối với pháp bậc phàm phu, chủng tánh, đệ bát, cụ kiến, bạc, ly dục, dĩ biện không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp bậc phàm phu, chủng tánh, đệ bát, cụ kiến, bạc, ly dục, dĩ biện, Ðộc giác đối với pháp Bậc Bồ Tát không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của pháp Bậc Bồ Tát là không, nên pháp Bậc Bồ Tát đối với pháp Bậc Bồ Tát không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp Bậc Bồ Tát đối với pháp bậc phàm phu, chủng tánh, đệ bát, cụ kiến, bạc, ly dục, dĩ biện, Ðộc giác không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp bậc phàm phu, chủng tánh, đệ bát, cụ kiến, bạc, ly dục, dĩ biện, Ðộc giác, Bồ Tát đối với pháp Bậc Như Lai không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của pháp Bậc Như Lai là không, nên pháp Bậc Như Lai đối với pháp Bậc Như Lai không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp Bậc Như Lai đối với pháp bậc phàm phu, chủng tánh, đệ bát, cụ kiến, bạc, ly dục, dĩ biện, Ðộc giác, Bồ Tát không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Đối với các pháp như vậy, tôi dùng tất cả phương tiện, tất cả nơi chốn, tất cả thời gian để cầu Đại Bồ Tát, cũng không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì sao?
Vì tự tánh là không.
Xá Lợi Tử! Vì tánh của bậc phàm phu là không, nên bậc phàm phu đối với bậc phàm phu không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Bậc phàm phu đối với Bậc chủng tánh không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của Bậc chủng tánh là không, nên Bậc chủng tánh đối với Bậc chủng tánh không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Bậc chủng tánh đối với bậc phàm phu không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Bậc phàm phu, chủng tánh đối với bậc đệ bát không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của Bậc Đệ Bát là không, nên Bậc Đệ Bát đối với Bậc Đệ Bát không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Bậc đệ bát đối với bậc phàm phu, chủng tánh không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Bậc phàm phu, chủng tánh, đệ bát đối với bậc cụ kiến không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của Bậc Cụ Kiến là không, nên Bậc Cụ Kiến đối với Bậc Cụ Kiến không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Bậc cụ kiến đối với bậc phàm phu, chủng tánh, đệ bát không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Bậc phàm phu, chủng tánh, đệ bát, cụ kiến đối với bậc bạc không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của Bậc Bạc là không, nên Bậc Bạc đối với Bậc Bạc không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Bậc bạc đối với bậc phàm phu, chủng tánh, đệ bát, cụ kiến không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Bậc phàm phu, chủng tánh, đệ bát, cụ kiến, bạc đối với Bậc ly dục không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của Bậc ly dục là không, nên Bậc ly dục đối với Bậc ly dục không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Bậc ly dục đối với bậc phàm phu, chủng tánh, đệ bát, cụ kiến, bạc không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Bậc phàm phu, chủng tánh, đệ bát, cụ kiến, bạc, ly dục đối với Bậc dĩ biện không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của Bậc dĩ biện là không, nên Bậc dĩ biện đối với Bậc dĩ biện không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Bậc dĩ biện đối với bậc phàm phu, chủng tánh, đệ bát, cụ kiến, bạc, ly dục không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Bậc phàm phu, chủng tánh, đệ bát, cụ kiến, bạc, ly dục, dĩ biện đối với Bậc Ðộc giác không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của Bậc Ðộc giác là không, nên Bậc Ðộc giác đối với Bậc Ðộc giác không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Bậc Ðộc giác đối với bậc phàm phu, chủng tánh, đệ bát, cụ kiến, bạc, ly dục, dĩ biện không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Bậc phàm phu, chủng tánh, đệ bát, cụ kiến, bạc, ly dục, dĩ biện, Ðộc giác đối với Bậc Bồ Tát không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của Bậc Bồ Tát là không, nên Bậc Bồ Tát đối với Bậc Bồ Tát không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Bậc Bồ Tát đối với bậc phàm phu, chủng tánh, đệ bát, cụ kiến, bạc, ly dục, dĩ biện, Ðộc giác không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Bậc phàm phu, chủng tánh, đệ bát, cụ kiến, bạc, ly dục, dĩ biện, Ðộc giác, Bồ Tát đối với Bậc Như Lai không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của Bậc Như Lai là không, nên Bậc Như Lai đối với Bậc Như Lai không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Bậc Như Lai đối với bậc phàm phu, chủng tánh, đệ bát, cụ kiến, bạc, ly dục, dĩ biện, Ðộc giác, Bồ Tát không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Đối với các pháp như vậy, tôi dùng tất cả phương tiện, tất cả nơi chốn, tất cả thời gian để cầu Đại Bồ Tát, cũng không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì sao?
Vì tự tánh là không.
Xá Lợi Tử! Vì tánh của pháp Dự lưu hướng là không, nên pháp Dự lưu hướng đối với pháp Dự lưu hướng không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp Dự lưu hướng đối với pháp Dự lưu quả không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của pháp Dự lưu quả là không, nên pháp Dự lưu quả đối với pháp Dự lưu quả không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp Dự lưu quả đối với pháp Dự lưu hướng không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp Dự lưu hướng, pháp Dự lưu quả đối với pháp Nhất Lai hướng không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của pháp Nhất Lai hướng là không, nên pháp Nhất Lai hướng đối với pháp Nhất Lai hướng không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp Nhất Lai hướng đối với pháp Dự lưu hướng, pháp Dự lưu quả không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp Dự lưu hướng cho đến pháp Nhất Lai hướng đối với pháp Nhất Lai quả không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của pháp Nhất Lai quả là không, nên pháp Nhất Lai quả đối với pháp Nhất Lai quả không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp Nhất Lai quả đối với pháp Dự lưu hướng cho đến pháp Nhất Lai hướng không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp Dự lưu hướng cho đến pháp Nhất Lai quả đối với pháp Bất Hoàn hướng không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của pháp Bất Hoàn hướng là không, nên pháp Bất Hoàn hướng đối với pháp Bất Hoàn hướng không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp Bất Hoàn hướng đối với pháp Dự lưu hướng cho đến pháp Nhất Lai quả không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp Dự lưu hướng cho đến pháp Bất Hoàn hướng đối với pháp Bất Hoàn quả không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của pháp Bất Hoàn quả là không, nên pháp Bất Hoàn quả đối với pháp Bất Hoàn quả không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp Bất Hoàn quả đối với pháp Dự lưu hướng cho đến pháp Bất Hoàn hướng không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp Dự lưu hướng cho đến pháp Bất Hoàn quả đối với pháp A La Hán hướng không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của pháp A La Hán hướng là không, nên pháp A La Hán hướng đối với pháp A La Hán hướng không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp A La Hán hướng đối với pháp Dự lưu hướng cho đến pháp Bất Hoàn quả không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp Dự lưu hướng cho đến pháp A La Hán hướng đối với pháp A La Hán quả không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của pháp A La Hán quả là không, nên pháp A La Hán quả đối với pháp A La Hán quả không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp A La Hán quả đối với pháp Dự lưu hướng cho đến pháp A La Hán hướng không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp Dự lưu hướng cho đến pháp A La Hán quả đối với pháp Ðộc giác hướng không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của pháp Ðộc giác hướng là không, nên pháp Ðộc giác hướng đối với pháp Ðộc giác hướng không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp Ðộc giác hướng đối với pháp Dự lưu hướng cho đến pháp A La Hán quả không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp Dự lưu hướng cho đến pháp Ðộc giác hướng đối với pháp Ðộc giác quả không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của pháp Ðộc giác quả là không, nên pháp Ðộc giác quả đối với pháp Ðộc giác quả không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp Ðộc giác quả đối với pháp Dự lưu hướng cho đến pháp Ðộc giác hướng không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp Dự lưu hướng cho đến pháp Ðộc giác quả đối với pháp Đại Bồ Tát không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của pháp Đại Bồ Tát là không, nên pháp Đại Bồ Tát đối với pháp Đại Bồ Tát không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp Đại Bồ Tát đối với pháp Dự lưu hướng cho đến pháp Ðộc giác quả không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp Dự lưu hướng cho đến pháp Đại Bồ Tát đối với Pháp Phật Đà Chánh Đẳng Chánh Giác không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của Pháp Phật Đà Chánh Đẳng Chánh Giác là không, nên Pháp Phật Đà Chánh Đẳng Chánh Giác đối với Pháp Phật Đà Chánh Đẳng Chánh Giác không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Pháp Phật Đà Chánh Đẳng Chánh Giác đối với pháp Dự lưu hướng cho đến pháp Đại Bồ Tát không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Đối với các pháp như vậy, tôi dùng tất cả phương tiện, tất cả nơi chốn, tất cả thời gian để cầu Đại Bồ Tát, cũng không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì sao?
Vì tự tánh là không.
Xá Lợi Tử! Vì tánh của Dự lưu hướng là không, nên Dự lưu hướng đối với Dự lưu hướng không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Dự lưu hướng đối với Dự lưu quả không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của Dự lưu quả là không, nên Dự lưu quả đối với Dự lưu quả không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Dự lưu quả đối với Dự lưu hướng không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Dự lưu hướng, Dự lưu quả đối với Nhất Lai hướng không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của Nhất Lai hướng là không, nên Nhất Lai hướng đối với Nhất Lai hướng không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Nhất Lai hướng đối với Dự lưu hướng, Dự lưu quả không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Dự lưu hướng cho đến Nhất Lai hướng đối với Nhất Lai quả không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của Nhất Lai quả là không, nên Nhất Lai quả đối với Nhất Lai quả không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Nhất Lai quả đối với Dự lưu hướng cho đến Nhất Lai hướng không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Dự lưu hướng cho đến Nhất Lai quả đối với Bất Hoàn hướng không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của Bất Hoàn hướng là không, nên Bất Hoàn hướng đối với Bất Hoàn hướng không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Bất Hoàn hướng đối với Dự lưu hướng cho đến Nhất Lai quả không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Dự lưu hướng cho đến Bất Hoàn hướng đối với Bất Hoàn quả không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của Bất Hoàn quả là không, nên Bất Hoàn quả đối với Bất Hoàn quả không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Bất Hoàn quả đối với Dự lưu hướng cho đến Bất Hoàn hướng không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Dự lưu hướng cho đến Bất Hoàn quả đối với A La Hán hướng không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của A La Hán hướng là không, nên A La Hán hướng đối với A La Hán hướng không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. A La Hán hướng đối với Dự lưu hướng cho đến Bất Hoàn quả không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Dự lưu hướng cho đến A La Hán hướng đối với A La Hán quả không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của A La Hán quả là không, nên A La Hán quả đối với A La Hán quả không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. A La Hán quả đối với Dự lưu hướng cho đến A La Hán hướng không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Dự lưu hướng cho đến A La Hán quả đối với Ðộc giác hướng không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của Ðộc giác hướng là không, nên Ðộc giác hướng đối với Ðộc giác hướng không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Ðộc giác hướng đối với Dự lưu hướng cho đến A La Hán quả không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Dự lưu hướng cho đến Ðộc giác hướng đối với Ðộc giác quả không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của Ðộc giác quả là không, nên Ðộc giác quả đối với Ðộc giác quả không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Ðộc giác quả đối với Dự lưu hướng cho đến Ðộc giác hướng không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Dự lưu hướng cho đến Ðộc giác quả đối với Đại Bồ Tát không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của Đại Bồ Tát là không, nên Đại Bồ Tát đối với Đại Bồ Tát không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Đại Bồ Tát đối với Dự lưu hướng cho đến Ðộc giác quả không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Dự lưu hướng cho đến Đại Bồ Tát đối với Phật Đà Chánh Đẳng Chánh Giác không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của Phật Đà Chánh Đẳng Chánh Giác là không, nên Phật Đà Chánh Đẳng Chánh Giác đối với Phật Đà Chánh Đẳng Chánh Giác không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Phật Đà Chánh Đẳng Chánh Giác đối với Dự lưu hướng cho đến Đại Bồ Tát không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Đối với các pháp như vậy, tôi dùng tất cả phương tiện, tất cả nơi chốn, tất cả thời gian để cầu Đại Bồ Tát, cũng không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì sao?
Vì tự tánh là không.
Xá Lợi Tử! Vì tánh của Đại Bồ Tát là không, nên Đại Bồ Tát đối với Đại Bồ Tát không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Đại Bồ Tát đối với bát nhã Ba la mật đa không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của bát nhã Ba la mật đa là không, nên bát nhã Ba la mật đa đối với bát nhã Ba la mật đa không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Bát nhã Ba la mật đa đối với Đại Bồ Tát không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Đại Bồ Tát, bát nhã Ba la mật đa đối với sự dạy bảo, trao truyền cho không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì tánh của sự dạy bảo, trao truyền cho là không, nên sự dạy bảo, trao truyền cho đối với sự dạy bảo, trao truyền không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Sự dạy bảo, trao truyền đối với Đại Bồ Tát, bát nhã Ba la mật đa không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Đối với các pháp như vậy, tôi dùng tất cả phương tiện, tất cả nơi chốn, tất cả thời gian để cầu Đại Bồ Tát, cũng không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Vì sao?
Vì tự tánh là không.
Xá Lợi Tử! Do duyên cớ này, nên tôi nói là đối với tất cả pháp, tôi dùng tất cả phương tiện, tất cả nơi chốn, tất cả thời gian để cầu Đại Bồ Tát nhưng hoàn toàn không thấy và rốt ráo chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao lại khiến tôi dùng bát nhã Ba la mật đa để dạy bảo, trao truyền cho các Đại Bồ Tát?
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại đáp lời Xá Lợi Tử: Như Tôn giả đã hỏi là vì duyên cớ gì mà Đại Bồ Tát chỉ có giả danh?
Xá Lợi Tử! Vì danh Đại Bồ Tát chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp.
Khi ấy Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Vì duyên cớ gì mà nói là danh Đại Bồ Tát chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp?
Thiện Hiện đáp: Như danh của tất cả pháp chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, ở trong mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ đâu. Trong tất cả pháp không có danh, trong danh không có tất cả pháp, chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì tất cả pháp cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc tất cả pháp, hoặc là danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, nên danh Đại Bồ Tát cũng lại như vậy, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp. Ở trong mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu, trong Đại Bồ Tát không có danh, trong danh không có Đại Bồ Tát, chẳng phải hợp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì Đại Bồ Tát cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc Đại Bồ Tát, hoặc danh đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Do duyên cớ này, nên tôi nói là Đại Bồ Tát chỉ có giả danh.
Xá Lợi Tử! Như cái danh sắc, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, ở trong mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong sắc không có danh, trong danh không có sắc, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì sắc cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc sắc, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Như cái danh thọ, tưởng, hành, thức, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, ở trong mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong thọ, tưởng, hành, thức không có danh, trong danh không có thọ, tưởng, hành, thức, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì thọ, tưởng, hành, thức cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc thọ, tưởng, hành, thức, hoặc là danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Danh Đại Bồ Tát cũng lại như vậy, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, ở trong mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong Đại Bồ Tát không có danh. Trong danh không có Đại Bồ Tát, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì Đại Bồ Tát cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc Đại Bồ Tát, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Do duyên cớ này, nên tôi nói là Đại Bồ Tát chỉ có giả danh.
Xá Lợi Tử! Như cái danh nhãn xứ, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, ở trong mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong nhãn xứ không có danh, trong danh không có nhãn xứ, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì nhãn xứ cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc nhãn xứ, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Như cái danh nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, ở trong mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không có danh, trong danh không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Cái danh Đại Bồ Tát cũng lại như vậy, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, ở trong mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong Đại Bồ Tát không có danh. Trong danh không có Đại Bồ Tát, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì Đại Bồ Tát cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc Đại Bồ Tát, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Do duyên cớ này, nên tôi nói là Đại Bồ Tát chỉ có giả danh.
Xá Lợi Tử! Như cái danh sắc xứ, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, ở trong mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong sắc xứ không có danh, trong danh không có sắc xứ, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì sắc xứ cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc sắc xứ, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Như cái thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, ở trong mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không có danh, trong danh không có thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Cái danh Đại Bồ Tát cũng lại như vậy, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, ở đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong Đại Bồ Tát không có danh. Trong danh không có Đại Bồ Tát, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì Đại Bồ Tát cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc Đại Bồ Tát, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Do duyên cớ này, nên tôi nói là Đại Bồ Tát chỉ có giả danh.
Xá Lợi Tử! Như cái danh nhãn giới, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong nhãn giới không có danh, trong danh không có nhãn giới, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì nhãn giới cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc nhãn giới, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Như cái danh sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu.
Trong sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không có danh, trong danh không có sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Cái danh Đại Bồ Tát cũng lại như vậy, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong Đại Bồ Tát không có danh. Trong danh không có Đại Bồ Tát, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì Đại Bồ Tát cùng với danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Do duyên cớ này, nên tôi nói là Đại Bồ Tát chỉ có giả danh.
Xá Lợi Tử! Như cái danh nhĩ giới, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong nhĩ giới không có danh, trong danh không có nhĩ giới, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì nhĩ giới cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc nhĩ giới, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Như cái danh thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu.
Trong thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra không có danh, trong danh không có thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Cái danh Đại Bồ Tát cũng lại như vậy, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong Đại Bồ Tát không có danh. Trong danh không có Đại Bồ Tát, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì Đại Bồ Tát cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc Đại Bồ Tát, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Do duyên cớ này, nên tôi nói là Đại Bồ Tát chỉ có giả danh.
Xá Lợi Tử! Như cái danh tỷ giới, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong tỷ giới không có danh, trong danh không có tỷ giới, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì tỷ giới cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc tỷ giới, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Như cái danh hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu.
Trong hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra không có danh. Trong danh không có hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Cái danh Đại Bồ Tát cũng lại như vậy, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong Đại Bồ Tát không có danh. Trong danh không có Đại Bồ Tát, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì Đại Bồ Tát cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc Đại Bồ Tát, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Do duyên cớ này, nên tôi nói là Đại Bồ Tát chỉ có giả danh.
Xá Lợi Tử! Như cái danh thiệt giới, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong thiệt giới không có danh, trong danh không có thiệt giới, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì thiệt giới cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc thiệt giới, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Như cái danh vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu.
Trong vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra không có danh. Trong danh không có vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Cái danh Đại Bồ Tát cũng lại như vậy, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong Đại Bồ Tát không có danh. Trong danh không có Đại Bồ Tát, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì Đại Bồ Tát cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc Đại Bồ Tát, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Do duyên cớ này, nên tôi nói là Đại Bồ Tát chỉ có giả danh.
Xá Lợi Tử! Như cái danh thân giới, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong thân giới không có danh, trong danh không có thân giới, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì thân giới cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc thân giới, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Như cái danh xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu.
Trong xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra không có danh, trong danh không có xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Cái danh Đại Bồ Tát cũng lại như vậy, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong Đại Bồ Tát không có danh. Trong danh không có Đại Bồ Tát, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì Đại Bồ Tát cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc Đại Bồ Tát, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Do duyên cớ này, nên tôi nói là Đại Bồ Tát chỉ có giả danh.
Xá Lợi Tử! Như cái danh ý giới, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong ý giới không có danh, trong danh không có ý giới, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì ý giới cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc ý giới, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Như cái danh pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu.
Trong pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra không có danh, trong danh không có pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Cái danh Đại Bồ Tát cũng lại như vậy, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong Đại Bồ Tát không có danh. Trong danh không có Đại Bồ Tát, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì Đại Bồ Tát cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc Đại Bồ Tát, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử!Do duyên cớ này, nên tôi nói là Đại Bồ Tát chỉ có giả danh.
Xá Lợi Tử! Như cái danh địa giới, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong địa giới không có danh. Trong danh không có địa giới, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì địa giới cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc địa giới, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Như cái danh thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu.
Trong thủy, hỏa, phong, không, thức giới không có danh. Trong danh không có thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Cái danh Đại Bồ Tát cũng lại như vậy, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong Đại Bồ Tát không có danh. Trong danh không có Đại Bồ Tát, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì Đại Bồ Tát cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc Đại Bồ Tát, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử!Do duyên cớ này, nên tôi nói là Đại Bồ Tát chỉ có giả danh.
Xá Lợi Tử! Như cái danh Thánh đế khổ, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong Thánh đế khổ không có danh, trong danh không có Thánh đế khổ, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì Thánh đế khổ cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc Thánh đế khổ, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Như cái danh Thánh đế tập, diệt, đạo, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong Thánh đế tập, diệt, đạo không có danh. Trong danh không có Thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì Thánh đế tập, diệt, đạo cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc Thánh đế tập, diệt, đạo, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Cái danh Đại Bồ Tát cũng lại như vậy, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong Đại Bồ Tát không có danh. Trong danh không có Đại Bồ Tát, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì Đại Bồ Tát cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc Đại Bồ Tát, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Do duyên cớ này, nên tôi nói là Đại Bồ Tát chỉ có giả danh.
Xá Lợi Tử! Như cái danh vô minh, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong vô minh không có danh. Trong danh không có vô minh, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì vô minh cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc vô minh, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Như cái danh hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chỉ là cái bên ngoài được thu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu.
Trong hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não không có danh, trong danh không có hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Cái danh Đại Bồ Tát cũng lại như vậy, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong Đại Bồ Tát không có danh. Trong danh không có Đại Bồ Tát, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì Đại Bồ Tát cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc Đại Bồ Tát, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Do duyên cớ này, nên tôi nói là Đại Bồ Tát chỉ có giả danh.
Xá Lợi Tử! Như cái danh bốn tịnh lự, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong bốn tịnh lự không có danh. Trong danh không có bốn tịnh lự, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì bốn tịnh lự cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc bốn tịnh lự, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Như cái danh bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong bốn vô lượng, bốn định vô sắc không có danh. Trong danh không có bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì bốn vô lượng, bốn định vô sắc cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc bốn vô lượng, bốn định vô sắc, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Cái danh Đại Bồ Tát cũng lại như vậy, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong Đại Bồ Tát không có danh. Trong danh không có Đại Bồ Tát, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì Đại Bồ Tát cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc Đại Bồ Tát, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Do duyên cớ này, nên tôi nói là Đại Bồ Tát chỉ có giả danh.
Xá Lợi Tử! Như cái danh tám giải thoát, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong tám giải thoát không có danh. Trong danh không có tám giải thoát, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì tám giải thoát cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc tám giải thoát, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Như cái danh tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu.
Trong tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ không có danh. Trong danh không có tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Cái danh Đại Bồ Tát cũng lại như vậy, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong Đại Bồ Tát không có danh. Trong danh không có Đại Bồ Tát, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì Đại Bồ Tát cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc Đại Bồ Tát, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Do duyên cớ này, nên tôi nói là Đại Bồ Tát chỉ có giả danh.
Xá Lợi Tử! Như cái danh bốn niệm trụ, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong bốn niệm trụ không có danh. Trong danh không có bốn niệm trụ, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì bốn niệm trụ cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc bốn niệm trụ, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Như cái danh bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi Đẳng Giác, tám chi Thánh đạo, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu.
Trong bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi Đẳng Giác, tám chi Thánh đạo không có danh. Trong danh không có bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi Đẳng Giác, tám chi Thánh đạo, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi Đẳng Giác, tám chi Thánh đạo cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi Đẳng Giác, tám chi Thánh đạo, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Cái danh Đại Bồ Tát cũng lại như vậy, chỉ là cái bên ngoài được thâu nhiếp, đối với mười phương, ba đời, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không trụ ở đâu. Trong Đại Bồ Tát không có danh. Trong danh không có Đại Bồ Tát, chẳng phải hiệp, chẳng phải ly, chỉ giả bày ra.
Vì sao?
Vì Đại Bồ Tát cùng với danh, tự tánh đều là không. Trong cái không của tự tánh, hoặc Đại Bồ Tát, hoặc danh, đều không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Do duyên cớ này, nên tôi nói là Đại Bồ Tát chỉ có giả danh.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Pháp Tập Yếu Tụng - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Nước Dụ
Phật Thuyết Kinh Nói Về Mười Hai Phẩm Sinh Tử
Phật Thuyết Kinh úc Ca La Việt Vấn Bồ Tát Hành - Phẩm Tám - Phẩm ở Nơi Vắng Vẻ - Tập Một
Phật Thuyết Kinh Công đức Nhiễu Quanh Tháp Phật Vòng Theo Bên Phải
Phật Thuyết Kinh Nhân Quả Trong đời Quá Khứ Và Hiện Tại - Phần Bốn