Phật Thuyết Kinh độ Thế Phẩm - Phần Năm

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:17 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn

PHẬT THUYẾT

KINH ĐỘ THẾ PHẨM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn  

PHẦN NĂM  

Những gì là mười?

1. Tất cả các pháp đều vào chốn an nhiên.

2. Kinh Điển các cõi đều như chỗ hóa độ.

3. Các nghĩa như huyễn, nói về các pháp số đều là Pháp Phật.

4. Các chỗ Kinh Điển đều không dựa chấp.

5. Tất cả sở hữu đều quay về ba cửa giải thoát.

6. Gặp các thiện hữu thì tôn trọng cung kính.

7. Tâm huân tập các năng lực bằng các gốc đức.

8. Vào nơi cung điện Vua vô thượng tuệ đạo.

9. Chưa từng phỉ báng trí tuệ thâm diệu, tin vui tất cả trí tâm Chư Phật.

10. Rốt ráo không thoái chuyển năng lực phương tiện quyền xảo.

Đó là mười Lực của Bồ Tát.

Bồ Tát lại nói kệ tụng:

Tất cả pháp an nhiên

Đều như lực huyễn hóa

Các pháp là pháp Phật

Về ba cửa giải thoát

Cung kính các thiện hữu

Thường tích các gốc đức

Vào nhà tuệ vô thượng

Thuần tin sâu pháp Phật.

Bồ Tát bình đẳng có mười việc.

Những gì là mười?

1. Tâm bình đẳng với chúng sinh.

2. Cũng bình đẳng với các pháp.

3. Quán khắp các Cõi Phật.

4. Tánh hạnh không hai.

5. Vì các gốc đức.

6. Bình đẳng với chư Bồ Tát.

7. Sở nguyện không khác.

8. Các độ vô cực cũng không sai biệt.

9. Tất cả cả các hạnh đều cùng một dạng.

10. Mười phương Chư Phật đều là một Phật.

Đó là mười sự bình đẳng.

Bồ Tát lại nói kệ tụng:

Tâm chúng sinh bình đẳng

Quán khắp các Kinh Điển

Các cõi nước bình đẳng

Tánh hạnh không có hai

Đều hợp các gốc đức

Bồ Tát thường hành từ

Sở nguyện không số lượng

Đủ các độ vô cực.

Bồ Tát có mười việc phát khởi giác Thánh.

Những gì là mười?

1. Tất cả các pháp chỉ có một âm thanh.

2. Các pháp như huyễn đều trở về vắng lặng.

3. Nghĩa Kinh Điển như ảnh.

4. Sự thấy của mắt đều do duyên hợp.

5. Các nghĩa nghiệp thanh tịnh.

6. Tất cả các pháp đều nhờ văn tự.

7. Các sự nghiệp đều do bản tịnh.

8. Đạo tuệ vô tưởng.

9. Rốt ráo tận nguồn gốc.

10. Vạn hữu các cõi đều từ pháp giới.

Đó là mười việc phát sinh giác Thánh.

Bồ Tát lại nói kệ tụng:

Các pháp đều vắng lặng

Cũng như huyễn như hóa

Như ảnh, như tiếng vang

Đều do nhân duyên sinh

Tịnh gốc ngọn các pháp

Tất cả không chỗ sinh

Đều vì bản tế ấy

Vô tướng làm chân đế.

Bồ Tát thuyết pháp có mười việc.

Những gì là mười?

1. Diễn nói pháp thâm diệu.

2. Chỗ thuyết nghĩa lý tùy thời được vào.

3. Giảng vô số việc.

4. Thường diễn nêu nhiều việc của thông tuệ.

5. Cũng phân biệt rõ các độ vô cực.

6. Tuyên thị mười lực của Như Lai.

7. Giải nghĩa ba đời.

8. Thường nói pháp không thoái chuyển của Bồ Tát.

9. Rộng nói về công đức của Chư Phật.

10. Ban tuyên về sự xuất gia bình đẳng của Bồ Tát, Chư Phật Như Lai.

Đó là mười việc thuyết pháp của Bồ Tát.

Bồ Tát lại nói kệ tụng:

Giảng thuyết pháp thâm diệu

Đều khiến vào nghĩa đạo

Diễn trí tuệ vô ngần

Rộng nói nhất thiết trí

Nêu các độ vô cực

Hiện bày mười lực Phật

Ba đời không ngăn ngại

Bồ Tát không thoái chuyển.

Có mười hạnh mà Bồ Tát phụng hành.

Những gì là mười?

1. Tích lũy các gốc đức.

2. Nghe chư Như Lai giảng thuyết Kinh Điển thì liền có thể thọ trì.

3. Nắm tất cả sự hiện hữu, nêu ví dụ mà tuyên thuyết.

4. Dẫn dắt tất cả phụng hành pháp ngôn.

5. Hoài bão về cửa tuệ nghĩa Tổng trì.

6. Đều có thể đoạn trừ hồ nghi, chấp trước.

7. Dùng đầy đủ các hạnh Bồ Tát.

8. Biện tài bình đẳng của tất cả Như Lai.

9. Thuyết pháp khai hóa, diễn xuất ánh sáng.

10. Lời nói đều nhận được sự an lạc của Chư Phật kiến lập nên khiến đạt đến vô thượng chánh chân.

Đó là mười hạnh phụng hành của Bồ Tát.

Bồ Tát lại nói kệ tụng:

Tích lũy các gốc đức

Ngợi khen pháp Như Lai

Quán các pháp bình đẳng

Phụng tuyên cửa đạo tuệ

Xả bỏ các nghi chấp

Đầy đủ hạnh Bồ Tát

Các pháp là thế gian

Đều khiến vào nhà đạo.

Bồ Tát có mười việc phân biệt biện tài.

Những gì là mười?

1. Chỗ diễn các pháp vĩnh viễn không nhớ nghĩ.

2. Phân minh các Kinh đều là không chốn hành.

3. Biện tài các nghĩa vô sở trước.

4. Rõ các pháp vốn không.

5. Ban tuyên vô lượng tất cả các pháp, ấy là chỗ kiến lập của Phật.

6. Tất cả sở hữu đều không có chỗ nương tựa.

7. Đều có thể phân biệt rõ chương cú các pháp.

8. Thuyết thông nghĩa chân đế của Kinh Điển.

9. Thường hành bình đẳng, thương xót chúng sinh.

10. Thuyết pháp khế hợp khiến mọi người vừa tâm.

Đó là mười việc phân biệt biện tài của Bồ Tát.

Bồ Tát lại nói kệ tụng:

Giảng kinh không tưởng nghĩ

Tất cả hành vô tưởng

Không chấp nơi các pháp

Thấu rõ đều là không

Biện tài không hạn lượng

Các pháp Phật kiến lập

Tất cả không chỗ dựa

Rõ tất cả vốn không.

Bồ Tát có mười việc được tự tại.

Những gì là mười?

1. Khai hóa chúng sinh.

2. Chiếu sáng các pháp.

3. Tu các gốc đức.

4. Hành tuệ vô cực.

5. Không chấp cảnh giới.

6. Tạo lập gốc thiện, khuyến giúp Phật Đạo.

7. Chốn hành tinh tấn không hề thoái chuyển.

8. Hàng phục chúng ma, những chỗ mê hoặc.

9. Biết rõ tâm đạo nơi tất cả Phật Đạo.

10. Ở nơi tà kiến mà thành Chánh Giác.

Đó là mười việc được tự tại.

Bồ Tát lại nói kệ tụng:

Rõ, mở bày chúng sinh

Các pháp được sáng soi

Phụng hành các gốc đức

Tuệ vô cực tự tại

Tâm đều không dính mắc

Tinh tấn không biếng trễ

Hàng phục khắp chúng ma

Do mình được tâm đạo.

Bồ Tát có mười việc thi hành vô số.

Những gì là mười?

1. Khai hóa tất cả khổ nạn của thế gian.

2. Gốc ngọn của chúng sinh không thể tính đếm.

3. Không thể suy lường việc của Kinh Điển.

4. Tất cả chỗ làm không bờ mé.

5. Bờ cõi của các pháp không thể cùng tận.

6. Không thể sánh cùng gốc của công đức.

7. Tất cả các pháp ác đều không thể giảng nói.

8. Chí nguyện cũng không bờ mé.

9. Chỗ về các hạnh không thể ví dụ.

10. Tất cả Bồ Tát độc hành khó ai sánh bước, tất cả Chư Phật độc tôn không hai.

Đó là mười sự hành vô số của Bồ Tát.

Bồ Tát lại nói kệ tụng:

Thế gian khó nói hết

Chúng sinh vô số lượng

Các pháp không bờ mé

Chỗ tạo tác vô hạn

Gốc đức không thể sánh

Các pháp không xứ sở

Khó sánh cùng Bồ Tát

Chư Phật không ai bằng.

Bồ Tát có mười việc hành tâm bình đẳng.

Những gì là mười?

1. Tích đức với tâm bình đẳng.

2. Chí nguyện đồng đẳng.

3. Thân ý chúng sinh cũng không có hai.

4. Vào khắp chúng sinh, hướng cho tội, phước có nẻo về.

5. Đi khắp các pháp.

6. Thấy các Cõi Phật, tịnh uế bình đẳng.

7. Khuyến hóa chúng sinh khiến vào thuần tín.

8. Tâm bình đẳng với các hạnh và các vọng tưởng.

9. Đều vào mười lực vô úy của Phật.

10. Đều từ trí tuệ bình đẳng của Như Lai.

Đó là mười tâm bình đẳng của Bồ Tát.

Bồ Tát lại nói kệ tụng:

Tích đức tâm bình đẳng

Hưng khởi tất cả nguyện

Tâm chúng sinh bình đẳng

Tội phước không khác biệt

Vào khắp các Kinh Điển

Quán nước Phật bình đẳng

Thương xót khắp chúng sinh

Khiến vào hạnh không hai.

Bồ Tát có mười việc hành tuệ.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần